Thuốc tiền mãn kinh nào tốt và những điều cần biết

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, phái đẹp phải đối mặt với những bất ổn về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý. Lúc này, nhiều chị em bắt đầu tìm mua các loại thuốc, thực phẩm chức năng cho phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh để cải thiện sức khỏe và khắc phục các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trước sự đa dạng của các loại thuốc, nhiều chị em băn khoăn không biết thuốc tiền mãn kinh nào tốt và lưu ý gì khi sử dụng?

1. Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh

Tiền mãn kinh là khoảng thời gian mà cơ thể bắt đầu có những triệu chứng lâm sàng trước khi chuyển sang mãn kinh hoàn toàn. Tiền mãn kinh xảy ra ở phụ nữ từ độ tuổi 35 – 42. Mãn kinh là giai đoạn chính thức chấm dứt thời kỳ tiền mãn kinh và quá trình sinh sản của người phụ nữ, với dấu hiệu nhận biết rõ nhất là 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt. Độ tuổi trung bình của mãn kinh là 52 tuổi.  

Trong giai đoạn tiền mãn kinh-mãn kinh, hệ trục “vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy yếu theo quá trình lão hóa tự nhiên, dẫn đến sự xáo trộn của bộ 3 nội tiết tố quan trọng là Estrogen, Progesterone và Testosterone. Đây chính là nguyên nhân sâu xa gây ra hàng loạt vấn đề bất ổn của người phụ nữ, cụ thể là:

1.1 Về sắc đẹp

1.2 Về sức khỏe

Về sinh lý

Đứng trước sự tụt dốc “không phanh” về mọi mặt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình, nhiều chị em đã vội vàng tìm mua các loại thuốc tiền mãn kinh – mãn kinh nhằm cải thiện các rối loạn trên. Tuy nhiên, do chưa tìm hiểu rõ về cơ chế tác động cũng như những lưu ý quan trọng khi sử dụng, phái nữ phải gánh chịu hậu quả khôn lường về sau. 

2. Thuốc tiền mãn kinh nào tốt và những điều cần biết

Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh được chia thành 3 loại phổ biến, bao gồm: 

2.1. Thuốc biệt dược (Thuốc tây)

Nhóm thuốc điều trị triệu chứng

– Thuốc chống trầm cảm Effexor (venlafaxine) 

Thuốc chống trầm cảm Effexor (venlafaxine) là loại thuốc hướng thần có tác dụng cải thiện tâm lý lo lắng, hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội hoặc trầm cảm ở phụ nữ. Cơ chế hoạt động của Effexor là khôi phục sự cân bằng của hormone Serotonin và Norepinephrine trong não, qua đó điều chỉnh tâm trạng, giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực cho nữ giới khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.

Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng như buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, táo bón, biếng ăn, đổ mồ hôi bất thường. Ở cấp độ nặng, thuốc có thể làm giảm hứng thú tình dục, dễ bầm tím chảy máu, khó thở, đau mắt, co giật… Lúc này, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời. 

– Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRI) 

Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRI) như Prozac (fluoxetine) và Paxil (paroxetine) có công dụng giảm các cơn nóng bừng, điều hòa tâm trạng cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Khi sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không nên dùng quá liều vì có thể gây ra tác dụng phụ như nổi mẩn đỏ, táo bón, sụt cân, run tay chân, rối loạn tình dục, dễ kích động… 

– Thuốc ngăn chặn hoặc điều trị bệnh liên quan xương khớp

Đau nhức xương, loãng xương, xốp xương… là những triệu chứng phổ biến khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Theo đó, các bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc hoặc chế phẩm chứa Canxi như Calcium Sandoz: 500mg/viên; Calcium Corbiere ống 10ml (90mg/ống); Calcinol 500mg/viên nhằm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. 

Mặc dù vậy, chị em không nên tùy tiện bổ sung Canxi hoặc vitamin D mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi việc dùng không đúng liều lượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để đo mật độ xương và được bác sĩ tư vấn cụ thể. 

– Thuốc chống động kinh Neurontin (gabapentin)

Thuốc chống động kinh Neurontin (gabapentin) được dùng cho phụ nữ mãn kinh nhằm cải thiện các triệu chứng bốc hỏa, cáu gắt vô cớ và rối loạn giấc ngủ trong giai đoạn này. Thuốc thường được chỉ định uống vào buổi sáng và buổi tối để đạt được kết quả tốt. 

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm: 

  • Chóng mặt hoặc choáng váng. 
  • Mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Khô miệng.
  • Rối loạn thị giác. 
  • Mắc chứng hay quên, mất tập trung. 

Nếu xuất hiện các phản ứng phụ trên trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt để được chỉ định xử lý hoặc ngưng dùng thuốc nếu cần.

– Thuốc uống tăng bôi trơn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Các loại thuốc uống giúp bôi trơn âm đạo như Ospemifene (Osphena) có tác dụng làm dày niêm mạc âm đạo, giảm tình trạng đau rát, khô hạn trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Tuy nhiên, dùng thuốc cần chú ý tuân theo chỉ định của bác sĩ, dùng mỗi ngày 1 lần là tốt nhất. Không được tự ý tăng liều để ngăn ngừa những nguy hại cho sức khỏe như khó thở, đổ mồ hôi bất thường, chóng mặt, suy nhược cơ thể, thị lực thay đổi…

Gel bôi trơn âm đạo: Lưu ý gì khi sử dụng?

Vùng kín bị “khô hạn” khiến chị em cảm thấy đau rát khi quan hệ và lâu dần không còn muốn gần gũi vợ chồng, ảnh hưởng hạnh phúc lứa đôi. Lúc này, nhiều chị em tìm đến gel bôi trơn âm đạo để chuyện chăn gối dễ dàng, tăng…

Nhóm thuốc nội tiết tố

– Liệu pháp hormone thay thế (HRT)

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là hình thức bổ sung nội tiết tố nữ từ bên ngoài nhằm cải thiện các vấn đề liên quan đến thiếu hụt nội tiết tố. Qua đó, hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng vận mạch, các thay đổi về da, hạn chế tình trạng xốp xương, tiêu xương, giảm nguy cơ tăng huyết áp hoặc xơ vữa động mạch khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. 

Theo các chuyên gia, đây là một con dao hai lưỡi. Liệu pháp này có thể gây ra những rủi ro nguy hiểm cho người sử dụng như: tăng nguy cơ ung thư nội tử cung, quá sản nội mạc tử cung, mắc các bệnh về vú, tăng huyết áp, tăng các bệnh huyết khối, đột quỵ, thuyên tắc tĩnh mạch và thiếu máu cơ tim…

Đối với những người ra huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân, có khối u ở tử cung, buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, mắc bệnh về gan mật, bệnh tim mạch, huyết áp cao, tai biến mạch máu não, bệnh Lupus ban đỏ… tuyệt đối không được sử dụng liệu pháp hormone thay thế vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Các trường hợp bổ sung nội tiết tố phải được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người dùng cần tuyệt đối tuân thủ đơn kê toa của bác sĩ, kiểm tra tổng quát trước khi dùng thuốc, khám sức khỏe 6-12 tháng một lần để theo dõi và đặc biệt thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

– Estrogen tại chỗ (âm đạo)

Estrogen âm đạo ở dạng kem, vòng âm đạo hoặc viên có thể giúp cải thiện triệu chứng khô âm đạo, đau rát, ngứa ngáy hoặc khó chịu khi quan hệ. Tùy theo tính chất của sản phẩm mà bạn nên sử dụng đúng liều lượng và thời gian điều trị. 

Điển hình như các vòng âm đạo nên được thay thế ba tháng một lần. Đối với viên nén âm đạo, chị em có thể sử dụng mỗi ngày trong một vài tuần đầu; sau đó, giảm tần suất sử dụng xuống khoảng 2 lần một tuần. Dạng kem nên được dùng theo lịch trình nhất định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa những nguy hại cho sức khỏe. 

Cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc nội tiết tố nữ

Khi được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bản thân bị thiếu hụt nội tiết tố, nhiều chị em đã tìm đến thuốc tăng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng có thể khiến người dùng phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc nội…

Có nên dùng thuốc trì hoãn tuổi tiền mãn kinh, kéo dài thanh xuân?

Tiền mãn kinh là giai đoạn gây ra những “giông bão” về sức khỏe và tâm sinh lý đối với người phụ nữ. Lúc này, nhiều chị em đã tự ý tìm mua và sử dụng thuốc trì hoãn tuổi tiền mãn kinh với mong muốn duy trì sắc đẹp…

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ