Đổ mồ hôi đêm ở nữ giới: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đổ mồ hôi đêm là trình trạng cơ thể tiết nhiều mồ hôi vào ban đêm, có thể làm ướt gối, đệm và quần áo. Tình trạng này gây ra rất nhiều phiền toái, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và chất lượng sống của người phụ nữ. Vậy, đổ mồ hôi ban đêm ở nữ giới do đâu? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả? 

1. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm ở nữ giới

Đổ mồ hôi đêm là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau tuổi 35, đặc biệt là phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinhmãn kinh. Nguyên nhân là do hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy yếu, từ đó khiến nội tiết tố nữ trong cơ thể bị xáo trộn.

Nội tiết tố mất cân bằng khiến vùng dưới đồi – nơi kiểm soát thân nhiệt bị rối loạn, hiểu lầm rằng cơ thể đang quá nóng. Ngay lập tức, não bộ sẽ truyền tín hiệu cho cơ thể giải phóng nhiệt bằng cách tim bơm máu nhanh hơn, mạch máu trong da giãn ra để tăng cường lưu thông máu và tuyến mồ hôi cũng tiết ra mồ hôi nhiều hơn.

Đây chính căn nguyên khiến phụ nữ đổ nhiều mồ hôi và thường kèm thêm các dấu hiệu như nóng bừng từ ngực cổ lên mặt, tim đập nhanh, lạnh người. Các triệu chứng này có thể xuất hiện nhiều lần trong một ngày nhưng thường vào ban đêm.

Ngoài ra, phụ nữ thường xuyên bị đổ mồ hôi đêm còn có thể do: 

  • Hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis tự phát). 
  • Các bệnh nhiễm trùng như bệnh phổi, viêm nội tâm mạc, viêm xương, áp xe, bệnh lao, bệnh phổi…
  • Bệnh ung thư, điển hình là ung thư máu thể lymphoma. 
  • Tác dụng phụ của thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc tiểu đường (Glibenclamid, Tolbutamid, Glipizid), thuốc kháng sinh (Aspirin, Acetaminophen), thuốc có thành phần giảm đau… 
  • Bị hạ đường huyết. 
  • Liên quan đến hệ thần kinh như đổ mồ hôi đêm sau chấn thương, đột quỵ, bệnh rỗng tủy sống, các bệnh về thần kinh. 
  • Sử dụng các chất kích thích như Nicotine, Caffeine cũng làm tăng tiết mồ hôi vào ban đêm.

Khám phá ngay 4 nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm phổ biến: TẠI ĐÂY.

2. Đổ mồ hôi đêm khi nào cần điều trị? 

Đổ mồ hôi đêm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng với một số trường hợp thì đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Ra nhiều mồ hôi thường xuyên, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Thân nhiệt cao.
  • Cảm thấy nóng và run rẩy.
  • Có các triệu chứng bất thường khác như đổ mô hôi đêm kèm theo sốt, tiêu chảy hay sụt cân không rõ lý do đều là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng.

3. Làm thế nào để khắc phục chứng đổ mồ hôi đêm?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm. Do vậy, tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có những cách khắc phục khác nhau. 

3.1 Do bệnh lý 

Nếu đổ mồ hôi là do các bệnh lý như hội chứng tăng tiết mồ hôi, hạ đường huyết, các bệnh về thần kinh, ung thư… chị em cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi các bệnh lý được chữa dứt điểm, tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm cũng sẽ được cải thiện. 

Cụ thể, trường hợp đổ mồ hôi đêm do các bệnh nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus. Đổ mồ hôi ban đêm do ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định nhiều phương pháp điều trị khác nhau như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật để kiểm soát khối u vừa hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra. Còn nếu do thuốc, bác sĩ sẽ thay thế một loại thuốc khác hoặc điều chỉnh liều lượng phù hợp. 

3.2 Do rối loạn nội tiết tố 

Sử dụng liệu pháp hormone thay thế hoặc một số loại thuốc uống như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống tăng huyết áp… là cách cải thiện tình trạng đổ mồ hôi đêm do rối loạn nội tiết tố. Phương pháp này thường được chỉ định khi tình trạng đổ mồ hôi nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người phụ nữ.

Liệu pháp hormone thay thế (HRT)

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là phương pháp bổ sung Estrogen hoặc phối hợp với Progesteron để thay thế lượng nội tiết tố bị suy giảm. Từ đó, giúp hạn chế các triệu chứng đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa cũng như các bất ổn khó chịu khác của giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh như khô âm đạo, giảm ham muốn, loãng xương, mất ngủ, giảm ham muốn…

Tuy nhiên, liệu pháp hormone thay thế cũng khiến chị em phải đối mặt với nhiều nguy cơ nếu sử dụng không đúng chỉ định. Những tác hại có thể gặp như quá sản nội mạc tử cung, tăng nguy cơ ung thư nội tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp và tăng các bệnh huyết khối. Ngoài ra, không phải chị em nào cũng có thể dùng liệu pháp hormone thay thế. Một số trường hợp sau tuyệt đối không được sử dụng phương pháp này như: Phụ nữ mắc các bệnh về gan và thận, có các khối u lành tính, lạc nội mạc tử cung, bệnh tim mạch, bệnh lupus ban đỏ…

Vì vậy, trước khi điều trị hormone thay thế, chị em cần phải khám lâm sàng, xét nghiệm đầy đủ để loại trừ những trường hợp không thể bổ sung hormone. Ngoài ra, khi điều trị, chị em cần theo dõi sát sao các biểu hiện của cơ thể và thực hiện các xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc chống trầm cảm

Với những chị em không thể dùng liệu pháp hormone thay thế, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm như: Paroxetine, Venlafaxine, Fluoxetine… để làm giảm tình trạng đổ mồ hôi đêm. 

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc chống trầm cảm như khô miệng, tăng cân, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn chức năng tình dục… 

Một số loại thuốc khác

Một số loại thuốc theo toa có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi ban đêm khi có sự chỉ định của bác sĩ như: thuốc chống tăng huyết áp như Clonidine; thuốc chống động kinh như Gabapentin; thuốc kháng cholinergic dùng đường uống như Oxybutynin, Glycopyrolate, Benzotropine, Propantheline…

Lưu ý, các nhóm thuốc này đều có thể gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng. Cụ thể, thuốc tăng huyết áp Clonidine và thuốc chống động kinh Gabapentin có thể gây khó ngủ, chóng mặt. Thuốc kháng cholinergic có thể gây táo bón, tim đập nhanh, khô miệng… Vì vậy, khi sử dụng cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. 

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ