Các vấn đề rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên, điển hình là mất ngủ tiền mãn kinh, không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm suy giảm sức khỏe và chất lượng sống của người phụ nữ.
Nội dung
1. Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh – mãn kinh
Rất nhiều phụ nữ cho biết rằng bản thân thường xuyên gặp các vấn đề về giấc ngủ khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh. Theo đó, rối loạn giấc ngủ trong giai đoạn này có các biểu hiện như:
- Khó vào giấc ngủ, thời gian từ lúc nằm nghỉ đến lúc ngủ có thể kéo đến 2-3 giờ.
- Giấc ngủ không sâu, chập chờn, dễ tỉnh giấc và hay gặp ác mộng.
- Nếu vô tình thức dậy, người phụ nữ có thể không ngủ lại được.
- Phụ nữ khi bị mất ngủ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh thường dậy rất sớm (khoảng 1-2 giờ sáng) và thức luôn đến sáng.

2. Tác hại của việc mất ngủ kéo dài đối với phụ nữ trung niên
Nhiều người cho rằng tình trạng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh là chuyện bình thường. Thế nhưng về lâu dài, tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày như:
- Do mất ngủ nên phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi, từ đó giảm sức sống và cả ham muốn tình dục.
- Mất ngủ khiến phụ nữ buồn giận vô cớ, có thể nổi giận với tất cả mọi người như chồng, con, đồng nghiệp…
- Sự quan tâm, hứng thú với công việc, mua sắm, tán gẫu… cũng giảm dần.
- Mất ngủ khiến phụ nữ trở nên hay quên, khó tập trung, vì thế khả năng làm việc cũng giảm sút đáng kể.
- Ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh, những cơn bốc hỏa thường xuất hiện vào ban đêm làm cho tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn.
Chưa dừng lại ở đó, rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên còn khiến cho sức khỏe người phụ nữ giảm sút nghiêm trọng. Ở độ tuổi này, phụ nữ có thể mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu… Lúc này, việc mất ngủ sẽ làm các bệnh mãn tính thêm tồi tệ. Do đó, phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh thường đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với thời còn trẻ.
3. Nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi trung niên của phụ nữ
Nguyên nhân chính của tình trạng mất ngủ tiền mãn kinh – mãn kinh là do sự suy yếu hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Do có vai trò chỉ huy và sản xuất các nội tiết tố nên khi hệ trục này suy yếu, các nội tiết tố – đặc biệt là bộ ba Estrogen, Progesterone và Testosterone sẽ không được sản xuất ra đúng và đủ theo nhu cầu của cơ thể. Trong khi đó, Estrogen và Progesterone ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của người phụ nữ, cụ thể:
- Estrogen đóng một vai trò trong quá trình chuyển hóa serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh khác ảnh hưởng đến chu kỳ thức – ngủ. Estrogen cũng giúp giữ nhiệt độ cơ thể ổn định vào ban đêm, vì thế giúp chúng ta ngủ ngon giấc. Với sự suy giảm Estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, phụ nữ có thể cảm thấy nhiệt độ cơ thể cao hơn, từ đó gây bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và làm rối loạn giấc ngủ.
- Progesterone có thể ảnh hưởng đến quá trình thở. Do đó, nồng độ Progesterone thấp hơn có thể góp phần gây ra chứng khó thở khi ngủ và các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

Bên cạnh đó, mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh còn bị tác động bởi những nguyên nhân khác như:
- Lo âu, trầm cảm hoặc gặp các rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
- Ăn quá muộn vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và từ đó ảnh hưởng đến khả năng ngủ của cơ thể.
- Uống các chất kích thích như cà phê, trà, rượu cũng có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ của cơ thể phụ nữ.
- Thay đổi múi giờ khi đi du lịch cũng sẽ làm phụ nữ khó vào giấc ngủ hơn.
4. Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ tiền mãn kinh – mãn kinh?
Để làm giảm rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên, chị em có thể áp dụng những biện pháp sau:
4.1. Dùng thuốc
Một số loại thuốc phổ biến để điều trị mất ngủ tiền mãn kinh thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:
Liệu pháp thay thế Estrogen (ERT) và liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Trong khi ERT bổ sung Estrogen đơn lẻ thì HRT bổ sung cả Estrogen và Progesterone từ bên ngoài. Cả hai phương pháp điều trị này đã được chứng minh là hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng mãn kinh, bao gồm mất ngủ, bốc hỏa, lo âu… Tuy nhiên những phương pháp này cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ điều trị vì tồn tại rất nhiều rủi ro như tăng nguy cơ đông máu, đột quỵ, ung thư…
Sertraline
Đây là thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI. Mặc dù ít gây tác dụng phụ nhưng người dùng vẫn có thể gặp các vấn đề như đầy bụng và mệt mỏi trong tuần đầu dùng thuốc. Để đảm bảo thuốc có thể phát huy tốt hiệu quả, chị em cũng chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc bổ sung Melatonin
Melatonin là hormone ngủ tự nhiên của cơ thể. Thuốc bổ sung Melatonin có thể được sử dụng như một loại thuốc không kê đơn. Ở liều thấp, thuốc bổ sung Melatonin cải thiện tâm trạng và giấc ngủ ở phụ nữ mãn kinh. Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc bao gồm chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn… Vì vậy tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

4.2. Sinh hoạt lành mạnh
Chế độ sinh hoạt có tác động không nhỏ đến giấc ngủ. Vì thế để có giấc ngủ ngon, chị em cũng cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học:
- Tránh hút thuốc lá (bao gồm hút thụ động), uống rượu, bia, đồ uống chứa nhiều caffeine (như cà phê, nước tăng lực), đặc biệt là vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối. Những chất này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
- Đi vệ sinh trước khi đi ngủ để tránh thức dậy sớm hoặc nửa đêm. Tốt nhất không nên nạp nhiều chất lỏng (nước ngọt, nước suối…) một vài giờ trước khi đi ngủ.
- Xây dựng một thói quen trước khi đi ngủ để thư giãn và giảm căng thẳng như nghe nhạc hoặc đọc sách.
- Giữ cho nhiệt độ phòng ngủ luôn mát mẻ thoải mái.
- Thực hiện theo một lịch trình ngủ đều đặn, đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày.
- Tránh ngủ trưa quá lâu trong ngày (hơn 20 phút) vì điều đó có thể cản trở khả năng ngủ vào ban đêm.
4.3. Chọn thức uống giúp dễ ngủ
Một số loại thức uống có thể giúp dễ ngủ hơn có thể kể đến như:
- Sữa ấm: Nhiều chuyên gia về giấc ngủ khuyên nên uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Theo đó thức uống này có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng và ổn định các sợi thần kinh, từ đó giúp dễ ngủ hơn.
- Trà thảo mộc: Những loại trà thảo mộc như hoa cúc rất tốt cho giấc ngủ. Loại trà này có tác dụng làm thoải mái nên dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Trà nữ lang và trà bạc hà cũng được biết là có tác dụng thư giãn cơ thể và làm dịu dạ dày.
- Mật ong pha ấm: Bạn có thể pha mật ong với nước ấm uống mỗi tối trước khi ngủ. Với nhiều khoáng chất và vitamin, mật ong giúp giảm lo âu, ổn định tim mạch để ngủ ngon hơn.
(*) Tuy nhiên lưu ý cần dung nạp lượng thức uống vừa phải và ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ.

4.4. Cân chỉnh nội tiết tố bằng giải pháp an toàn
Cách tốt nhất để khắc phục chứng mất ngủ tiền mãn kinh – mãn kinh là giúp ổn định các nội tiết tố nữ. Theo đó, qua nhiều nghiên cứu tại Mỹ và Úc, các nhà khoa học đã phát hiện thảo dược Lepidium Meyenii chứa nhiều sterol quý, có tác dụng củng cố hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Trong khi đó, các nội tiết tố nữ, đặc biệt là Estrogen, Progesterone và Testosterone chịu ảnh hưởng của hệ trục này. Vì thế khi hệ trục được tăng cường thì các nội tiết tố nữ cũng sẽ được ổn định, rối loạn giấc ngủ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh cũng không còn là “nỗi ám ảnh” với phụ nữ.
Hiện nay, Lepidium Meyenii đã có trong viên uống Women’s Ginseng Angela Gold. Nhờ đó chỉ với 2 viên Angela Gold mỗi ngày, phụ nữ sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn, đồng thời chứng tiểu đêm và tình trạng bốc hỏa cũng được cải thiện đáng kể.

Chưa dừng ở đó, Angela Gold còn chứa tinh chất P. Leucotomos có tác dụng hạn chế các tổn thương, hư hại ở da như nhăn, khô, sạm nám… và cải thiện cấu trúc nền cho da. Với vẻ ngoài rạng rỡ, tươi tắn, tâm trạng của chị em cũng cảm thấy thoải mái, vui vẻ, giảm bớt lo lắng và muộn phiền.
Mất ngủ tiền mãn kinh – mãn kinh có thể gặp ở bất kỳ ai và gây ra nhiều phiền phức, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì thế ngay từ hôm nay, chị em nên khắc phục và phòng tránh điều này bằng cách cải thiện lối sống, đồng thời kết hợp với những sản phẩm giúp ổn định nội tiết tố nội sinh để đạt được kết quả tốt nhất.