Tiền mãn kinh là gì và cách điều trị như thế nào?

Bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, nhiều chị em đối mặt với hàng loạt vấn đề về thể chất lẫn tinh thần. Có người bị mất kinh nguyệt, khô âm đạo và giảm lửa “yêu” rõ rệt. Có người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu trong người, đêm đến lại bị đổ mồ hôi và ngủ không ngon giấc. Triệu chứng tiền mãn kinh: mỗi người, mỗi kiểu khác nhau. Ai cũng lo lắng và không biết có cần điều trị không? Điều trị tiền mãn kinh theo cách nào tốt nhất? Phái đẹp hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về giai đoạn sinh lý tất yếu này.

1. Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi chức năng sinh sản của người phụ nữ, thường xảy ra vài năm trước khi mãn kinh. Độ tuổi tiền mãn kinh trung bình là 35-45 tuổi, có thể kéo dài trong suốt 2 – 5 năm, thậm chí 10 – 15 năm trước khi mãn kinh.

2. Các vấn đề thường gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh

Ở thời kỳ tiền mãn kinh, người phụ nữ gặp nhiều thay đổi về sức khỏe, tâm sinh lý và sắc đẹp. Điển hình như:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Đây là biểu hiện rõ nhất của thời kỳ tiền mãn kinh. Kỳ kinh đến sớm hoặc muộn, số ngày hành kinh ngắn hoặc dài hơn so với trước đây (số ngày hành kinh thông thường là 3 – 5 ngày), lượng máu kinh có thể ra nhiều hoặc ra nhỏ giọt, thậm chí một số người còn mất kinh trong thời gian dài.
  • Ảnh hưởng về sinh lý: khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn
  • Ảnh hưởng về sức khỏe: rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, bốc hỏa, đổ nhiều mồ hôi, đánh trống ngực, thường bị đau nhức khớp, đau đầu, giảm trí nhớ, mệt mỏi kinh niên…
  • Rối loạn tâm lý: thường xuyên lo lắng, bồn chồn, nhạy cảm, trầm cảm…
  • Ảnh hưởng về sắc đẹp: da khô, mỏng, thiếu mịn màng, xuất hiện nếp nhăn, sạm nám, da xỉn màu, kém sức sống, tóc dễ gãy rụng…

Bài viết liên quan:

3. Tiền mãn kinh xuất phát từ nguyên nhân nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn sinh lý tự nhiên khi  hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, dẫn đến sự rối loạn nội tiết tố nữ trong cơ thể. Ở độ tuổi càng cao, quá trình sụt giảm này càng diễn ra mạnh mẽ.

Tuy nhiên ở một số người, tiền mãn kinh có thể đến sớm hơn bình thường do các yếu tố:

  • Di truyền, có mẹ hoặc chị gái cũng bị mãn kinh sớm.
  • Thói quen ăn uống
  • Suy buồng trứng sớm
  • Điều trị ung thư bằng biện pháp hóa trị và xạ trị
  • Hút thuốc lá (làm giảm nội tiết tố nữ)
  • Một số lối sống: Theo nghiên cứu, chế độ ăn chay, không thường xuyên vận động tập thể dục và thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày cũng có thể gây tiền mãn kinh sớm.

4. Điều trị tiền mãn kinh như thế nào? 

Tiền mãn kinh không phải là bệnh lý, không thể điều trị. Nhưng phần lớn phụ nữ có thể khắc phục hoặc làm dịu nhẹ những rối loạn do tiền mãn kinh gây ra bằng cách:

4.1 Thay đổi lối sống sinh hoạt

Hãy thiết lập và duy trì một số thói quen sau sẽ giúp các chị em giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu tiền mãn kinh và cảm thấy năng động, yêu đời hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh:

  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày, có thể lựa chọn đi bộ, đạp xe đạp, yoga, thái cực quyền, bơi lội…
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích (bia, rượu), không hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động từ người khác.
  • Kiểm soát căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực.

4.2 Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng khoa học

Để đối phó với sự mất cân bằng nội tiết tố đang xảy ra trong thời gian này, một trong những cách tối ưu là bổ sung một số loại vitamin sau đây:

  • Vitamin A (cà rốt, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông, bí ngô, cà chua, quả xoài,…) gia tăng sức mạnh của xương, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, tốt cho cơ bắp, làn da và răng, giúp phụ nữ khởi sắc và tràn đầy sức sống.
  • Vitamin B2 (có trong cá, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, hạnh nhân, hạt mè…) giúp tránh nguy cơ trầm cảm, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin B7 (có trong ngũ cốc nguyên hạt, lòng đỏ trứng, cá hồi, súp lơ…) tốt cho hệ thống miễn dịch, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, chống rụng tóc, đồng thời kiểm soát cholesterol trong cơ thể.
  • Vitamin D (có trong cá hồi, cá mòi, sữa và chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, nấm, ngũ cốc, dầu gan cá…) đảm bảo rằng bạn có xương khỏe mạnh, ngăn ngừa loãng xương và ung thư.

4.3 Điều trị rối loạn tiền mãn kinh bằng thuốc

Trường hợp các triệu chứng tiền mãn kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của phái đẹp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc, như:

  • Gabapentin: Đây là một loại thuốc giảm đau thần kinh, có tác dụng rất nhanh trên các cơn bốc hỏa, tình trạng cáu gắt vô cớ của bệnh nhân.
  • Sertraline: Đây là thuốc chống trầm cảm ức chế hấp thu có chọn lọc serotonin, làm giảm nhanh các triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, đau đầu, chán nản, bi quan…
  • Paroxetin: Đây là một loại thuốc chống trầm cảm thế hệ mới, làm dịu các triệu chứng lo âu, cơn bốc hỏa, đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ…

4.4 Liệu pháp hormone thay thế 

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) thường được dùng với mục đích giảm bớt những triệu chứng khó chịu tiền mãn kinh, sử dụng Estrogen (E) đơn thuần hoặc kết hợp Estrogen cùng Progestogen (E+P).

Liệu pháp này không phải ai cũng áp dụng được, chỉ sử dụng cho phụ nữ có triệu chứng suy giảm Estrogen nếu không có chống chỉ định. Để đảm bảo an toàn, chỉ dùng liệu pháp HRT trong thời gian ít nhất cần thiết và với liều tối thiểu hiệu quả. Chống chỉ định HRT với: người có tiền sử hoặc đang bị thuyên tắc tĩnh mạch, cục máu đông tái phát; người có tiền sử hoặc đang bị tai biến mạch máu não; người có bệnh lý gan cấp hay mạn tính, hoặc các trường hợp nhạy cảm với thành phần của thuốc.

Liệu pháp có một số tác dụng phụ không mong muốn:

  • Tăng nguy cơ tim mạch, tăng đột quỵ và thuyên tắc tĩnh mạch, thiếu máu cơ tim.
  • Tăng tỷ lệ ung thư vú, ở người càng lớn tuổi thì nguy cơ ung thư vú càng cao.
  • Chảy máu âm đạo
  • Căng ngực
  • Tăng cân
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Da tối màu, gia tăng tình trạng sạm nám da.

4.5 Viên uống bổ sung Estrogen thiếu hụt cho cơ thể

Tình trạng thiếu hụt Estrogen xảy ra phổ biến ở giai đoạn này. Do đó, nhiều người đã chọn điều trị tiền mãn kinh bằng cách sử dụng viên uống bổ sung Estrogen tràn lan trên thị trường.

Tuy nhiên, việc bổ sung Estrogen tổng hợp từ bên ngoài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khoẻ như chóng mặt, buồn nôn, rong kinh, tức ngực, cương vú, nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung… Chưa kể nếu bổ sung quá mức, hệ trục “vàng” sẽ nhận tín hiệu “ảo” là đã đủ nội tiết tố, về lâu dài sẽ ngưng luôn hoạt động chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố còn nặng nề hơn. 

Chính vì vậy, chúng ta cần tìm ra cách để cân chỉnh nội tiết tố đủ và đúng với nhu cầu cơ thể phụ nữ – đó mới là giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề, mang lại hiệu quả cao và an toàn dài lâu.

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ