Làm thế nào để kiểm soát những cơn bốc hỏa tiền mãn kinh?

Bốc hỏa là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh, gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phái đẹp. Vì vậy, hiểu rõ triệu chứng bốc hỏa và các phương pháp kiểm soát những cơn bốc hỏa tiền mãn kinh là giải pháp giúp chị em duy trì cuộc sống cân bằng và thoải mái. 

1. Chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

Bốc hỏa là hiện tượng xuất hiện các cơn nóng đột ngột, cảm giác nóng ran ở mặt, sau đó lan nhanh đến ngực và nóng bừng toàn thân. Kèm theo đó là tình trạng đổ nhiều mồ hôi, thỉnh thoảng đánh trống ngực và cảm giác lạnh run. 

Mỗi cơn bốc hỏa thường kéo dài trong từ 2 – 4 phút, tần suất 5 – 10 cơn mỗi ngày. Một số trường hợp khác như phụ nữ chịu nhiều áp lực hoặc căng thẳng, cơn bốc hỏa có thể xuất hiện hơn 20 lần/ngày.

2. Triệu chứng bốc hỏa là gì?

Nghiên cứu trên JAMA – Tạp chí Nội khoa Mỹ cho thấy, các cơn bốc hỏa ở phụ nữ có thể kéo dài từ 7 – 14 năm. Đồng nghĩa, người phụ nữ phải gánh chịu những cơn bốc hỏa trong khoảng thời gian ⅓ cuộc đời  và có thể đối mặt với hiện tượng này ngay từ độ tuổi sau 35. 

Các triệu chứng bốc hỏa thường gặp như: 

  • Cảm giác nóng bừng từng cơn, thường xảy ra vào ban đêm, làm bạn thức giấc và gây mất ngủ triền miên. 
  • Tim đập nhanh hơn bình thường. 
  • Sau khi cơn bốc hỏa đi qua, chị em thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt. 
  • Thân nhiệt tăng cao khiến khuôn mặt đỏ ửng, đổ mồ hôi. 
  • Ớn lạnh toàn thân. 

3. Nguyên nhân gây bốc hỏa

Các cơn bốc hỏa thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nguồn cội gây ra triệu chứng này chính là do sự suy giảm hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, khiến ba nội tiết tố gồm Estrogen, Progesterone, Testosterone trong cơ thể bị xáo trộn. 

Sự rối loạn nội tiết tố gây rối loạn trung tâm nhiệt cơ thể. Lúc này, não bộ sẽ báo động cho cơ thể giải phóng nhiệt, tim bơm máu nhanh hơn, mạch máu dưới da giãn ra để tăng cường lưu thông máu và tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn để làm mát cơ thể.

4. Các cách giúp phái đẹp kiểm soát cơn bốc hỏa

Lê Thúy Tươi chia sẻ, bốc hỏa là rối loạn tất yếu mà mọi phụ nữ đều phải trải qua. Rối loạn này sẽ được cơ thể tự điều chỉnh nhưng không hết hẳn. Nếu để xảy ra tự nhiên, người phụ nữ sẽ phải chịu đựng những khó chịu do bốc hỏa gây ra trong một thời gian dài.

Do đó, chị em nên tìm cách kiểm soát cơn bốc hỏa tiền mãn kinh từ sớm duy trì cuộc sống cân bằng, thoải mái. Một số phương pháp “hạ nhiệt” các triệu chứng bốc hỏa mà chị em có thể tham khảo như: 

4.1 Thay đổi lối sống

Các trường hợp bốc hỏa nhẹ thường không cần dùng thuốc mà cải thiện bằng cách thay đổi lối sống như: 

  • Giữ mát cơ thể như mặc quần áo thoáng mát, giữ phòng thông thoáng, đặt một chiếc quạt cạnh giường, sử dụng túi chườm lạnh hoặc uống một ly nước mát để giảm sự khó chịu khi cơn bốc hỏa xuất hiện. 
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày. Chị em nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga, khí công, đi bộ… để giúp máu huyết lưu thông, giảm căng thẳng, có giấc ngủ ngon và sâu hơn. 
  • Cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để giữ tâm trạng luôn thoải mái. 
  • Điều hòa nhịp thở khi cơn bốc hóa bắt đầu. Chị em nên thở chậm, 5 – 7 lần/phút, thở bụng chậm, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. 
  • Tránh xa thức ăn cay nóng và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

4.2 Liệu pháp hormone thay thế HRT

Nếu các triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, chị em có thể tham vấn ý kiến bác sĩ sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT) để cải thiện. 

Liệu pháp hormone thay thế là phương pháp bổ sung Estrogen hóa tổng hợp để thay thế cho lượng nội tiết tố bị suy giảm. Biện pháp này không chỉ giúp khắc phục tình trạng bốc hỏa mà còn cải thiện các triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. Hiện nay, liệu pháp HRT có rất nhiều dạng như thuốc uống, tiêm, dán, gel hoặc dạng xịt…

Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nguy hiểm đối với sức khỏe. Khi sử dụng liệu pháp HRT, cần được thăm khám và theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình sử dụng thuốc.

Tuyệt đối không tự ý áp dụng phương pháp này vì có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường. Nếu bổ sung dư thừa nội tiết tố nữ có thể tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, xơ vữa động mạch, suy giảm trí nhớ, huyết khối tĩnh mạch… Bên cạnh đó, một số đối tượng sau cũng không nên sử dụng liệu pháp HRT như: phụ nữ mắc ung thư, mắc bệnh gan dị ứng với thuốc nội tiết tố hoặc đau tim…

4.3 Thuốc bổ sung Estrogen

Một phương pháp cải thiện triệu chứng bốc hỏa khác chính là sử dụng viên uống bổ sung Estrogen đơn lẻ từ bên ngoài. Loại thuốc này cũng cần có sự kê đơn của bác sĩ và bạn tuyệt đối tuân theo chỉ định về liều lượng. Không nên tự ý bổ sung hoặc sử dụng các viên uống Estrogen không có xuất xứ rõ ràng, thương hiệu không uy tín. Bởi việc tự ý đưa Estrogen vào cơ thể khi chưa có chỉ định cụ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, ảnh hưởng đến não, tim, gan và thậm chí có thể gây ung thư.

5. Những thắc mắc thường gặp về các cơn bốc hỏa

5.1 Bốc hỏa có cần khám bác sĩ không?

Phụ nữ có triệu chứng bốc hỏa nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì có thể tự khắc phục tình trạng này tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn bốc hỏa nghiêm trọng, xảy ra nhiều lần trong ngày, chị em nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có giải pháp khắc phục kịp thời.  

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ