Kinh nguyệt ra ít: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Kinh nguyệt ra ít là một trong những tình trạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến ở nữ giới hiện nay. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải các vấn đề về nội tiết tố, sinh sản hay bệnh lý phụ khoa. Lúc này, việc thăm khám sớm là rất quan trọng để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và khắc phục kịp thời. 

1. Cách nhận biết kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

Đối với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt được ví như “bảng báo cáo sức khỏe hàng tháng”, phản ánh chân thực tình trạng sức khỏe. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra từ 22 – 35 ngày (tính từ ngày đầu xuất hiện máu kinh). Thời gian hành kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày và lượng máu mất đi sau mỗi kỳ kinh là từ 50 – 80ml. Đây cũng là tín hiệu cho thấy sức khỏe sinh sản và sức khỏe nền tảng của người phụ nữ đang ổn định.

Kinh nguyệt ra ít (hay còn gọi là thiểu kinh) là hiện tượng máu kinh giảm thiểu so với chu kỳ trước và có xu hướng giảm đều trong những tháng sau. Nếu quan sát thấy máu kinh tiết ra chỉ còn một nửa hoặc một phần ba so với chu kỳ bình thường, kèm theo các dấu hiệu sau, bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị kịp thời:

  • Thời gian hành kinh dưới 2 ngày với lượng máu kinh dưới 20ml/kỳ.
  • Máu kinh tiết ra nhỏ giọt, chuyển sang màu sẫm, thậm chí là mất kinh.
  • Gia tăng các bất ổn về sức khỏe như đau lưng, đau bụng dưới, suy nhược cơ thể, đau thắt tử cung, tâm trạng thay đổi thất thường… 

Đọc thêm về các hiện tượng kinh nguyệt bất thường:

2. Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Kinh nguyệt ra ít xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:

2.1 Do xáo trộn nội tiết tố 

Hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng được chi phối và điều khiển bởi hệ trục Não bộ –  Tuyến yên – Buồng trứng. Khi hệ trục hoạt động nhịp nhàng, bộ 3 nội tiết tố nữ quan trọng trong cơ thể là  Estrogen, Progesterone, Testosterone được điều hòa ổn định, giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra một cách thuận lợi. 

Tuy nhiên, khi bước sang ngưỡng cửa 30, dưới tác động đồng thời của quá trình lão hóa tự nhiên cùng yếu tố bên ngoài như căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức, ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng không khoa học, tiếp xúc hóa chất độc hại… hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, dẫn đến sự xáo trộn nội tiết tố nữ. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, điển hình là thời gian hành kinh ngắn hơn và lưu lượng máu giảm đi đột ngột vào những tháng sau.

2.2 Mắc các bệnh lý phụ khoa

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang là hiện tượng buồng trứng tăng sản xuất bất thường các hormone sinh dục nam Androgen. Đây cũng là nguyên nhân gây cản trở quá trình phát triển của nang noãn, dẫn đến buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6-10 nang<10mm). Do nang noãn không thể phát triển, trứng không trưởng thành và không diễn ra thời kỳ rụng trứng nên phụ nữ mắc phải hội chứng này có thể bị rối loạn kinh nguyệt, với các biểu hiện như không hành kinh trong thời gian dài, số lượng ngày kinh nguyệt quá ngắn hoặc lưu lượng kinh quá ít. 

Hẹp cổ tử cung

Hẹp cổ tử cung là hệ quả của sự rối loạn nội tiết tố nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc ảnh hưởng từ những cuộc phẫu thuật cổ tử cung trước đây. Tình trạng này có thể khiến máu kinh bị ứ đọng trong tử cung, gây ra hiện tượng kinh nguyệt ít hoặc ngắn ngày. 

Tử cung có sẹo

Đối với phụ nữ có tiền sử nạo tử cung, nong tử cung, tại vị trí tử cung thường lưu lại những vết sẹo khác nhau, gây cản trở dòng chảy kinh nguyệt. Kết quả là kinh nguyệt ra ít hơn so với chu kỳ bình thường. 

Ngoài ra, các bệnh lý phụ khoa khác như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, viêm vùng chậu… cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều, có thể là kinh nguyệt ra ít, chậm kinh hoặc mất kinh. 

2.3 Có thai ngoài tử cung

Nhiều chị em thắc mắc kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không. Trên thực tế, khi có thai, phụ nữ sẽ bị mất kinh nguyệt, tuy nhiên một số ít trường hợp chị em vẫn có kinh khi có thai nhưng máu kinh rất ít, ra rải rác và chỉ ra trong vài giờ. 

Đặc biệt lưu ý, khi mang thai ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu ra máu, khá nhiều chị em lầm tưởng đó là máu kinh. Nếu nghi ngờ hiện tượng ra ít do mang thai ngoài tử cung, chị em cần thăm khám sớm để điều trị kịp thời. 

2.4 Ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai

Thuốc tránh thai

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai làm thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ trong cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, kinh ít hoặc mất kinh sau khi sử dụng thuốc tránh thai dài ngày.

Miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai là loại miếng dán nhỏ, được dán trực tiếp vào vùng mông, bụng, lưng hoặc bắp tay nhằm giải phóng nồng độ Estrogen và Progestin, ngăn ngừa hiện tượng rụng trứng.Tuy nhiên, tác dụng phụ của miếng dán tránh thai là kinh nguyệt ít, số ngày hành kinh ngắn hoặc ra máu bất thường… 

Vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có tác dụng giảm tính di động của tinh trùng, khiến tinh trùng không thể gặp trứng để thụ tinh. Theo đó, phương pháp này có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ra máu ít hoặc kéo dài, đau ngực, nổi mụn trứng cá…

2.5 Tăng hoặc giảm cân đột ngột

Cân nặng không ổn định là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường, lưu lượng máu ra ít hoặc nhiều hơn. Cụ thể, khi bạn tăng cân, lượng chất béo tích tụ nhiều có thể khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết tố. Tương tự, nếu như giảm cân đột ngột bằng cách hạn chế calo thì cơ thể sẽ rơi vào trạng thái “lỡ nhịp” và tình trạng rối loạn nội tiết tố có thể xảy ra.

2.6 Căng thẳng kéo dài

Phụ nữ khi bị stress kéo dài có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân là do khi căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tăng cường sản xuất hormone Cortisol. Mặc dù đây là hormone giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, song Cortisol lại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh nội tiết tố nữ như Estrogen và Progesterone. Khi nội tiết tố bị xáo trộn thì số lượng, màu sắc, mùi của máu kinh nguyệt và chu kỳ trở nên dài ngắn thất thường hơn. 

2.7 Chế độ ăn uống không lành mạnh 

Dinh dưỡng không hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, nước uống có gas hay rượu bia… trước thời gian hành kinh cũng là nguyên nhân khiến máu kinh ra ít, gây cảm giác khó chịu cho người phụ nữ.

Một số nguyên nhân khác khiến kinh nguyệt ra ít có thể kể đến như:

  • Mang thai ngoài tử cung.
  • Mắc bệnh cường giáp.
  • Kinh nguyệt ít do mất nhiều máu trong và sau khi sinh.
  • Kinh ra ít do bước vào tuổi mãn kinh.
  • Không giữ vệ sinh trong giai đoạn hành kinh.

3. Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Nhiều chị em thường chủ quan cho rằng kinh nguyệt ra ít là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây ra hệ lụy nguy hiểm nào. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh nguyệt ít có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu, bệnh gan, đái tháo đường… Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng của kinh nguyệt ít có thể gây ra những “nhiễu loạn” kéo dài cho cuộc sống của người phụ nữ. 

Không chỉ vậy, kinh nguyệt ra ít còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Nguyên nhân là do sự rối loạn bất thường ở các nang, trứng có thể khiến trứng chậm phát triển, không thể rụng hoặc rụng được nhưng không đủ khả năng để thụ thai. Ngoài ra, nếu thiểu kinh do buồng trứng đa nang thì điều kiện mang thai là rất thấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng hiếm muộn ở nữ giới, là tác nhân gây tan vỡ hạnh phúc gia đình và hình thành những bất ổn trong tâm lý của người phụ nữ.

Đặc biệt, kinh nguyệt ra ít do rối loạn nội tiết tố nữ còn kéo theo sự “tụt dốc” không phanh về sức khỏe, sinh lý lẫn sắc đẹp. Điển hình là cơ thể thường xuyên gặp phải các “trục trặc” như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, cáu gắt, mất ngủ, trầm cảm, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục và khó đạt khoái cảm khi quan hệ. Lúc này, làn da cũng trở nên lão hóa, da nhăn, khô sạm, đàn hồi kém, khiến người phụ nữ “trông già trước tuổi” và rơi vào trạng thái mặc cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Như vậy, kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài và diễn tiến qua nhiều chu kỳ, kèm theo mệt mỏi, khó chịu hay thậm chí là giảm khả năng thụ thai… đều là những dấu hiệu bất thường. Vì vậy, bạn cần chủ động gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. 

4. Cách chữa kinh nguyệt ra ít hiệu quả

Có nhiều cách để cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít hiện nay, bao gồm:

4.1 Chế độ dinh dưỡng lành mạnh 

Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì, uống gì để cải thiện? Theo đó, phái nữ nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm sau:   

Các loại cá

Cá là thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega-3 và các axit amin. Đây là những chất có tác dụng giảm nồng độ hormone Cortisol – hormone gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố nữ trong cơ thể. Từ đó, giúp điều hòa bộ nội tiết tố nữ, cải thiện tình trạng kinh nguyệt ít hoặc các rối loạn kinh nguyệt khác. 

Bổ sung nhiều rau xanh

Các loại rau xanh như rau chân vịt, bắp cải, súp lơ xanh, rau diếp cá, cần tây… không chỉ hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ tốt, mà còn duy trì nồng độ nội tiết tố nữ ở mức ổn định, qua đó điều hòa kinh nguyệt, giảm thiểu các triệu chứng rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. 

Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh chứa nhiều hoạt chất Caroten có tác dụng tăng sản xuất Estrogen trong cơ thể, giúp tử cung co bóp nhịp nhàng và thúc đẩy dòng chảy kinh nguyệt ổn định hơn. Do đó, chị em nên tận dụng đu đủ xanh để làm nước ép và uống thường xuyên trong vài tháng. Điều này giúp ổn định chu kỳ nguyệt san, cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít. 

Gừng tươi

Không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp, gừng tươi còn là dược liệu quý giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và tăng lưu lượng máu kinh. Theo đó, bạn có thể nấu trà gừng cùng với một chút đường hoặc thốt nốt để dễ uống hơn.

Uống đủ nước

Nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lưu thông máu, đào thải độc tố và vận chuyển chất dinh dưỡng khắp cơ thể. Do đó, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tốt nhất là nước lọc) có thể giúp máu kinh tiết ra nhanh và ổn định, cải thiện hiệu quả tình trạng thiểu kinh.

4.2 Thay đổi lối sống sinh hoạt 

Ngủ đủ giấc và đúng giờ (6-8 tiếng mỗi ngày), kiểm soát căng thẳng, giữ cho tâm trạng luôn thoải mái và luyện tập thể dục nhẹ nhàng (đi bộ, tập yoga, thiền) là những bí quyết giúp điều hòa nội tiết tố nữ trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít do rối loạn nội tiết tố gây ra. 

Bên cạnh đó, trong chu kỳ hành kinh, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng ngừa viêm nhiễm. Không nên sử dụng một miếng băng từ sáng đến tối. Thay vào đó, bạn nên thay băng từ 4-5 lần một ngày. Mỗi lần thay nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có chiết xuất từ thiên nhiên, độ pH từ 3,8 – 4,5 để vừa sát khuẩn nhẹ, vừa cân bằng độ ẩm cho “cô bé”.

4.3 Cải thiện tình trạng kinh nguyệt ít bằng Đông y

Theo Đông y, kinh nguyệt ra ít chủ yếu là do âm huyết hư, huyết ứ, huyết hải thiếu và đàm trệ. Do đó, để khắc phục hiệu quả tình trạng thiểu kinh, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y như sau:

Nhân sâm tư huyết thang gia giảm

Đây là bài thuốc có tác dụng trị chứng kinh nguyệt ít do thể huyết hư. Bài thuốc bao gồm 14g nhân sâm, 18g hoài sơn, 30g thục địa, 20g bạch thược và 14g xuyên khung, có thể sắc lên hoặc bào chế theo viên để uống. 

Thanh kinh gia giảm thang

Hỗ trợ điều trị các triệu chứng kinh trước kỳ như máu kinh ra ít, màu đỏ tươi, cơ thể choáng váng, khát nước, có máu đông… Bài thuốc bao gồm 12g đại cốt bì, 12g bạch thược, 12g bạch linh, 10g thạch cao, 16g sinh địa, 8g đào nhân, 8g hồng hoa, 10g huỳnh cầm. Thực hiện: sắc 1 thang, chia đều 3 lần để uống mỗi ngày. 

Cửu vị hương phụ toàn

Với nguyên liệu gồm bạch thược 12g, bạch truật 16g, đương quy 16g, xuyên khung 12g, tiểu hồi hương 8g, sinh địa 16g, trần bì 12g, hương phụ 16g, hoàng cầm 12g, bài thuốc này giúp cải thiện tình trạng kinh ít, chậm có kinh, đau lưng, chướng bụng, mệt mỏi…

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ