Rụng tóc xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh. Nguyên nhân rụng tóc chủ yếu là do sự thay đổi liên quan đến hormone trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu chăm sóc đúng cách, rụng tóc tuổi trung niên có thể được ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả.
Nội dung
1. Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên?
Ở độ tuổi trung niên, người phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Lúc này không chỉ sức khỏe suy giảm, làn da trở nên nhăn nheo, xuất hiện các cơn bốc hỏa… mà mái tóc cũng trở nên mỏng và thưa thớt hơn. Theo đó, rụng tóc nhiều ở phụ nữ giai đoạn này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
1.1. Rối loạn nội tiết tố do hệ trục “vàng” suy yếu
Các nội tiết tố ở nữ được chỉ huy và sản xuất bởi hệ trục “vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Bước vào giai đoạn trung niên, hoạt động của hệ trục giảm dần, kéo theo sự bất ổn của các nội tiết tố, đặc biệt là bộ ba Estrogen, Progesterone và Testosterone. Khi nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, tóc trở nên mỏng hơn và cũng chậm mọc hơn hồi còn trẻ.
Bên cạnh hai hormone trên, Androgen cũng là hormone có nồng độ bất ổn trong độ tuổi trung niên. Sự bất ổn của hormone này khiến các nang lông co lại, góp phần làm tóc rụng nhiều hơn.

1.2. Di truyền
Nếu gia đình bạn có người bị hói đầu, rụng tóc nhiều thì bạn cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, nếu nam giới phải đối mặt với tình trạng hói chữ M hoặc chữ U, mất đường tóc trán thì nữ giới thường gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều ở đỉnh đầu hình cây thông còn đường tóc trán, thưa tóc lộ da đầu.
1.3. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể gây rụng tóc nhiều ở nữ và nam. Những loại thuốc có tác dụng phụ phổ biến này bao gồm: thuốc trị ung thư, trầm cảm, thuốc dùng trong bệnh tim, huyết áp cao, thuốc trị gout…
1.4. Dinh dưỡng thiếu hụt
Chế độ ăn uống kém lành mạnh có thể gây ra rụng tóc tuổi trung niên. Theo đó, việc thiếu các khoáng chất như kẽm, sắt, selen, canxi, Silic dioxit (Silica)… và vitamin như C, A, B, E và D trong bữa ăn hàng ngày có thể khiến tóc bạn trở nên mỏng và thưa dần.
1.5. Căng thẳng
Ở độ tuổi trung niên, phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề khiến bản thân lo lắng như ngoại hình xuống dốc, tài chính gia đình, chăm sóc con cái… Thế nhưng điều này lại khiến cơ thể sản sinh ra nhiều chất P – là chất làm tế bào mầm tóc bị suy yếu, từ đó làm cho giai đoạn mọc bị rút ngắn, giai đoạn chờ rụng đến nhanh. Do tóc cũ đã rụng mà tóc mới thì chưa kịp mọc dẫn đến mái tóc của người phụ nữ thưa và mỏng hơn.
1.6. Biểu hiện của một số bệnh lý
Những vấn đề như nhiễm trùng da đầu, vảy nến da đầu, nấm tóc… có thể gây ra rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên. Ngoài ra, nguyên nhân rụng tóc còn là biểu hiện của bệnh tuyến giáp do bệnh này cũng khiến nội tiết tố nữ bị rối loạn.

2. Giải pháp giảm rụng tóc ở phụ nữ trung niên
2.1. Cân bằng nội tiết tố
Có rất nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng rụng tóc tuổi trung niên do rối loạn nội tiết tố. Trong đó, liệu pháp thay thế hormone (HRT) thường được nhiều người nghĩ đến khi có dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố.
Về nguyên lý hoạt động, phương pháp này bổ sung những nội tiết tố mà người phụ nữ bị thiếu hụt từ bên ngoài, từ đó giúp các nội tiết tố được cân bằng. Tuy nhiên, HRT tồn tại rất nhiều rủi ro nếu dùng sai cách như ung thư (ung thư tử cung và ung thư vú), quá sản nội mạc tử cung, tăng huyết áp và bệnh huyết khối. Do đó, bạn chỉ nên dùng phương pháp khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Lepidium Meyenii – Bí quyết ổn định nội tiết tố cho phụ nữ trung niên Hiện nay, giải pháp khoa học an toàn được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện là điều hòa nội tiết tố ổn định bằng sản phẩm đường uống chứa Lepidium Meyenii. ![]() Theo nhiều công trình nghiên cứu tại Mỹ và Úc, nhờ chứa các sterols quý, Lepidium Meyenii có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, giúp nội tiết tố được sinh ra đúng và đủ theo nhu cầu của cơ thể của mỗi người, tránh được tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt so với bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài. Từ đó, không chỉ tình trạng rụng tóc tuổi trung niên giảm mà các vấn đề khác như bốc hỏa, trầm cảm, đổ mồ hôi đêm… cũng giảm đáng kể. Loại thảo dược này hiện có trong viên uống Angela Gold cùng với P. Leucotomos – một trong những tinh chất làm đẹp da hàng đầu. Vì thế sau thời gian sử dụng Angela Gold, tinh thần của người phụ nữ cũng cảm thấy thoải mái hơn, từ đó khắc phục được tình trạng rụng tóc do căng thẳng.
|
2.2 Bảo vệ tóc trước ánh nắng, khói bụi
Hàng ngày mái tóc phải chịu đựng rất nhiều tác động có hại từ môi trường: gió, bụi, ánh nắng mặt trời… khiến tóc ngày càng yếu đi. Vì thế bạn cần bảo vệ tóc bằng cách nên đội mũ rộng vành để che nắng cho tóc khi đi ngoài trời. Đồng thời, bạn cũng có thể dùng thêm xịt chống nắng chuyên biệt cho tóc để tăng cường thêm lớp bảo vệ cho mái tóc thân yêu.

2.3 Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Để ngăn ngừa nguyên nhân rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên do thiếu chất, bạn nên bổ sung các khoáng chất và vitamin có lợi cho tóc trong bữa ăn hàng ngày. Một số món ăn giàu khoáng chất và vitamin có lợi cho tóc mà bạn không nên bỏ qua bao gồm hàu, hạnh nhân, rau bina…
2.4 Dùng các sản phẩm ngừa rụng, kích thích mọc tóc dành riêng cho nữ giới
Nguyên nhân và tình trạng rụng tóc trung niên ở nam và nữ có khác biệt chủ yếu do được chi phối bởi hệ thần kinh nội tiết. Do vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn các sản phẩm ngừa rụng, kích thích mọc tóc dành riêng cho nữ giới. Theo đó, bạn nên ưu tiên sản phẩm có khả năng cân bằng thần kinh nội tiết nữ, đồng thời bảo vệ tế bào mầm tóc và kéo dài tối đa giai đoạn mọc.
> Xem thêm công thức đột phá chuyên biệt nuôi dưỡng mái tóc cho nữ giới: TẠI ĐÂY
2.5 Các mẹo chăm sóc tóc đúng cách
Chăm sóc tóc đúng cách cũng là giải pháp để ngăn ngừa và phòng tránh tình trạng rụng tóc. Sau đây là một số mẹo chăm sóc tóc mà bạn không nên bỏ qua:
- Không nên buộc tóc quá chặt.
- Tránh sử dụng lược có răng lược quá dày mà nên thay bằng chiếc lược có răng thưa.
- Tránh sử dụng máy sấy khi không cần thiết mà nên để tóc khô tự nhiên.
Trên đây là 6 nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên và cách khắc phục. Hi vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ nhanh chóng có lại mái tóc chắc khỏe và bồng bềnh như mong muốn. Tuy nhiên trong trường hợp tóc vẫn rụng nhiều và không có dấu hiệu giảm, bạn nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
> Xem thêm các triệu chứng tiền mãn kinh-mãn kinh thường gặp:
- Rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh-mãn kinh
- Đổ mồ hôi đêm ở phụ nữ tiền mãn kinh-mãn kinh
- Phụ nữ trung niên dễ tăng cân, béo bụng