Giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ: Nên chăm sóc thế nào cho đúng?

Ở thời kỳ mãn kinh, hàng loạt các triệu chứng bất ổn của cơ thể cứ thay phiên nhau tác động đến sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của người phụ nữ. Các chị em hoàn toàn có thể xoa dịu và “chung sống” hòa bình với triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ nếu biết cách chăm sóc kịp thời.

1. Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là giai đoạn chấm dứt khả năng sinh sản tự nhiên của người phụ nữ, được xác định bằng dấu hiệu không hành kinh trong 12 tháng liên tiếp. Bắt đầu từ giai đoạn này, người phụ nữ không còn kinh nguyệt và cũng không thể mang thai.

Tuổi mãn kinh trung bình là 52, tuổi mãn kinh tự nhiên dao động từ 45-55 tuổi. Mãn kinh sớm là trước 40 tuổi và sau 55 tuổi gọi là mãn kinh muộn.

Mãn kinh xuất phát do quá trình lão hóa tự nhiên, bắt nguồn từ hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, dẫn đến sự rối loạn nội tiết tố nữ. Đây không phải là một bệnh mà là sự chuyển tiếp thời kỳ sinh lý bình thường, xảy ra ở tất cả phụ nữ lớn tuổi.

Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố thời kỳ mãn kinh còn xuất phát từ các yếu tố như:

  • Cắt bỏ tử cung
  • Hóa trị và xạ trị điều trị ung thư
  • Suy buồng trứng sớm, dẫn đến mãn kinh sớm trước tuổi 40 (khoảng 1% phụ nữ gặp trường hợp này).

Mãn kinh khác gì với tiền mãn kinh?

Khác với mãn kinh, tiền mãn kinh là quá trình chuyển đổi sang giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ. Độ tuổi tiền mãn kinh ở mỗi người phụ nữ không giống nhau, trung bình từ 35 đến 40 tuổi. Ngoài ra, giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra ngắn hay kéo dài ở mỗi người cũng khác nhau, có người chỉ sau 2 – 3 năm là đến giai đoạn mãn kinh, tuy nhiên cũng có người phải chật vật suốt 7 – 8 năm.

Tiền mãn kinh là gì và cách điều trị như thế nào?

Bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, nhiều chị em đối mặt với hàng loạt vấn đề về thể chất lẫn tinh thần. Có người bị mất kinh nguyệt, khô âm đạo và giảm lửa “yêu” rõ rệt. Có người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu trong người, đêm…

2. Triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ

2.1 Rối loạn kinh nguyệt

Trước khi mãn kinh, chu kỳ kinh của phụ nữ không ổn định, có thể dừng đột ngột hoặc ngắn lại. Đặc biệt nếu thấy rong kinh rong huyết ở giai đoạn này (thời gian kinh nguyệt trên 7 ngày, lượng máu kinh > 80ml/chu kỳ kinh nguyệt, trong khi bình thường mỗi chu kỳ chỉ mất khoảng từ 50 – 80 ml máu), các chị em nên đến bác sĩ thăm khám để loại trừ nguyên nhân ung thư nội mạc tử cung.

Lưu ý, kinh nguyệt phải mất hẳn trên 12 tháng mới là mãn kinh thật sự. Nếu chỉ mất kinh vài ba tháng, hãy cẩn thận các trường hợp quan hệ dẫn đến có thai ngoài ý muốn.

Rối loạn kinh nguyệt: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Kinh nguyệt bị rối loạn là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh. Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng này không chỉ gây ra nhiều phiền toái mà còn ảnh hưởng…

2.2 Thay đổi chức năng tình dục

Các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ liên quan đến tình dục biểu hiện như sau:

  • Giảm ham muốn tình dục: Các chị em không còn hứng thú với chuyện “chăn gối” hoặc mất thời gian lâu hơn để đạt cực khoái.
  • Khô âm đạo: Do nồng độ Estrogen trong cơ thể bị giảm sút nên lớp chất lỏng trong suốt và mỏng nhẹ bao phủ âm đạo không còn, dẫn đến âm đạo bị khô, lâu dần giảm đi độ đàn hồi vốn có, hay còn gọi là teo âm đạo. Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, nóng rát, đau, dễ trầy xước và chảy máu khi thực hiện quan hệ tình tục.

2.3 Bốc hỏa, đổ mồ hôi

Theo Medisite, cứ 10 phụ nữ ở tuổi mãn kinh thì có khoảng 8 người gặp những cơn bốc hỏa. Tình trạng này thường xảy ra đột ngột, các chị em tự nhiên cảm thấy  nóng rang ở mặt, cổ, ngực, kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, đặc biệt vào ban đêm càng gây mất ngủ, khó ngủ.

Bốc hỏa đổ mồ hôi đêm tiền mãn kinh - mãn kinh, bình thường hay đáng lo?

Không ít phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh phải chịu đựng các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm vô cùng khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và phụ nữ phải làm gì? Liệu đó có phải là…

2.4 Triệu chứng niệu sinh dục

Niêm mạc đường tiết niệu cũng teo mỏng, dễ nhiễm khuẩn tiết niệu, són tiểu hay tiểu rắt, tiểu không tự chủ.

2.5 Thay đổi tâm lý

Nội tiết tố bị xáo trộn trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt bất ổn về tâm lý. Các chị em thường cảm thấy bứt rứt, lo âu, dễ nóng giận, trầm cảm và thiếu tập trung trong công việc.

2.6 Làn da xuống cấp

Sự suy giảm hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng khiến nội tiết tố bị xáo trộn. Thêm vào đó là sự tấn công đồng loạt của các yếu tố như tia UV, khói bụi, hóa chất…tấn công cấu trúc nền của làn da, làm đứt gãy các Protein dạng sợi như Collagen và Elastin, phân tử ngậm nước Proteoglycans, kích thích sản sinh quá mức Melanin . Kết quả là làn da gặp nhiều vấn đề như:

  • Da khô ráp, nhăn nheo
  • Da mỏng và dễ tổn thương
  • Xuất hiện nhiều vết sạm, nám, đồi mồi trên da
  • Da dễ bị ngứa, có thể gây phát ban và nổi mẩn.

2.7 Rụng tóc

Trong suốt thời kỳ mãn kinh, các chị em có thể nhận thấy những thay đổi ở mái tóc như: tóc mỏng, mọc thưa thớt, rụng nhiều. Rụng tóc có liên quan đến sự mất cân bằng hormone, nhưng cũng xuất phát từ nhiều yếu tố khác như: thiếu hụt chất dinh dưỡng, stress/căng thẳng, sự hiện diện của một số bệnh lý (ví dụ như bệnh tuyến giáp) trong thời kỳ mãn kinh.

3. Cách chẩn đoán giai đoạn mãn kinh 

Có thể chẩn đoán mãn kinh dựa trên lâm sàng là khi người phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục. 

Đối với phụ nữ trẻ (dưới 40 tuổi) bị vô kinh liên tiếp 12 tháng hoặc phụ nữ bị cắt bỏ tử cung có các triệu chứng mãn kinh, cần làm các xét nghiệm định lượng nội tiết buồng trứng và tuyến yên để xác định chính xác có mãn kinh hay không. Cụ thể làm xét nghiệm định lượng FSH và estradiol. Nếu FSH > 40 mIU/ml và/hoặc estradiol < 50 pg/l có thể chẩn đoán mãn kinh.

Xét nghiệm nội tiết nữ: 7 câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm nội tiết tố là phương pháp giúp kiểm tra và đánh giá sức khỏe sinh sản của chị em. Theo đó, trong cơ thể phái đẹp, nội tiết tố bao gồm nhiều loại. Trong đó, bộ ba quan trọng nhất là Estrogen, Progesterone và Testosterone quyết định toàn…

4. Nỗi lo nào sẽ đến với phụ nữ sau mãn kinh?

4.1 Dễ mắc một số bệnh lý

Sau thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc một số bệnh lý tăng lên, điển hình như: 

  • Viêm đường tiết niệu
  • Viêm nhiễm âm đạo
  • Loãng xương do thiếu hụt nội tiết tố khiến xương mất dần canxi và chất khoáng. Tuy nhiên, các chị em ít có cảm giác về loãng xương cho đến khi bị gãy xương tự nhiên (không có va chạm, chấn thương), phổ biến nhất là gãy đầu dưới xương cẳng tay, gãy cổ xương đùi. 
  • Triệu chứng đau nhức xương khớp (đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa…) xuất hiện nhiều hơn.
  • Bệnh tim mạch như xơ cứng thành mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim…
  • Không kiểm soát tiểu tiện, có hiện tượng tiểu nhiều lần.

4.2 Nỗi lo hình thể và nhan sắc

  • Da tiếp tục kém mềm mại, khô nhăn, có đốm đồi mồi
  • Tóc khô, rụng, dễ gãy…
  • Vóc dáng sồ sề, tăng cân, tích mỡ nhiều ở vùng bụng và đùi.

4.2 Trầm cảm

Trầm cảm xuất phát từ việc thay đổi hormone. Cộng thêm nỗi lo lắng khi đối mặt với nhiều thay đổi liên quan đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý khiến tình trạng nặng nề hơn. Các chị em thường cảm thấy buồn rầu, ủ rũ, bực bội, khó chịu, cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải, khó tập trung, chán nản, không hứng thú với hoạt động sinh hoạt hằng ngày hoặc công việc, đồng thời ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc tự nghĩ mình có lỗi.

Nếu không có biện pháp chăm sóc kịp thời, những vấn đề trên càng diễn ra trầm trọng hơn.

5. Nên làm gì để xoa dịu các triệu chứng mãn kinh?

Có nhiều cách để “xoa dịu” các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ như:

5.1 Chế độ dinh dưỡng

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ với chất đạm (mỗi ngày cần cung cấp khoảng 50 – 60g thịt và 60 – 70g cá, 30g đậu các loại), chất béo không bão hòa Omega-3, Omega-6 (có trong mỡ cá, mè, bắp, hạt hướng dương, hạt bí ngô, các loại rau có màu xanh đậm, đậu nành), ít chất bột đường (cơm, mì, miến, nui, bún, khoai), nhiều rau xanh và trái cây (cung cấp 300g rau xanh, 250g trái cây mỗi ngày). Ngoài 3 bữa ăn chính là sáng, trưa, tối, có thể bổ sung thêm 1 – 2 bữa phụ như sữa, trái cây. 

Giai đoạn tiền mãn kinh nên ăn gì mới tốt?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên ăn gì là băn khoăn của nhiều chị em. Bởi xây dựng chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố giảm nguy cơ bệnh tật và các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh.…

5.2 Liệu pháp tâm lý

Hãy biết cách kiểm soát căng thẳng, sống lạc quan và tích cực, tránh lo âu, muộn phiền. Đặc biệt, các chị em không nên giữ bực tức hoặc tâm sự trong lòng, hãy chủ động chia sẻ với người thân hoặc bạn bè.

5.3 Luyện tập thể dục

Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp… là lựa chọn phù hợp cho phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh.

5.4 Ngủ đủ giấc

Hãy ngủ đủ giấc với 8 giờ/ngày và ngủ đúng giờ, có thể tập thể dục trước giờ ngủ 2 – 3 giờ để ngủ ngon hơn.

5.5 Điều trị theo từng triệu chứng

Tùy theo mỗi triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, không thể giải quyết từ gốc.

5.6 Liệu pháp hormone thay thế

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) là liệu pháp hormone được sử dụng để điều trị các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ. Có hai loại nội tiết tố thường được dùng: Estrogen (E) đơn thuần hoặc kết hợp Estrogen cùng Progestogen (E+P).

Trong nhiều trường hợp, liệu pháp hormone thay thế làm giảm các triệu chứng vận mạch, đẩy lùi lão hóa da và giảm thiểu các triệu chứng teo khô ở sinh dục của phụ nữ, đồng thời ngăn ngừa gãy xương, cải thiện hệ tim mạch, cải thiện tuần hoàn não, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer…

Tuy nhiên, sức khỏe, sắc đẹp, đời sống sinh lý lẫn khả năng sinh sản của chị em được quyết định chủ yếu bởi bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone và Testosterone. Trong khi đó, liệu pháp hormone thay thế chỉ tác động đến một hoặc hai loại nội tiết tố.

Ngoài ra, phương pháp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch (đột quỵ và thuyên tắc tĩnh mạch, thiếu máu cơ tim), tăng nguy cơ ung thư vú (trong nhiều trường hợp sử dụng HRT kết hợp sau 3-5 năm). Bên cạnh đó, HRT cũng có những tác dụng phụ khó tránh khỏi như căng ngực, chảy máu, xuất hiện đốm nâu da, gây tăng cân, buồn nôn, nôn, nhức đầu…

Do đó đây chưa phải là giải pháp hiệu quả toàn diện và an toàn. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể áp dụng biện pháp này khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Lưu ý người đang mắc bệnh lý tim mạch hay tăng cân, tăng huyết áp thì nên tránh sử dụng liệu pháp này.

Thuốc tiền mãn kinh nào tốt và những điều cần biết

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh, phái đẹp phải đối mặt với những bất ổn về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý. Lúc này, nhiều chị em bắt đầu tìm mua các loại thuốc, thực phẩm chức năng cho phụ nữ tiền mãn kinh…

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ