Thiếu hụt Estrogen là một trong những dạng rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất, gây ra nhiều rắc rối cho phái đẹp như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, giảm ham muốn, da chảy xệ, tóc xơ… Vậy “thủ phạm” gây ra thiếu hụt Estrogen là gì, có cách nào khắc phục không? Theo dõi ngay những thông tin bên dưới để có câu trả lời nhé.
Nội dung
1. Estrogen quan trọng như thế nào với phái đẹp?
Estrogen là một loại hormone quan trọng, được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, một phần ở tuyến thượng thận, vú và nhau thai. Loại hormone này được ví như “nguồn nhựa sống” chi phối các hoạt động liên quan đến sắc đẹp, sức khỏe và sinh lý nữ.
Ngoài hormone sinh dục nữ Estrogen, cơ thể người phụ nữ còn có những nội tiết tố quan trọng khác là Testosterone và Progesterone. Do đó, cơ thể thiếu hụt bất kỳ nội tiết tố nào cũng đều gây ảnh hưởng đến mọi mặt của người phụ nữ.
2. Thiếu hụt Estrogen xảy ra khi nào?
Nhiều nghiên cứu cho biết, sau tuổi 30 cơ thể người phụ nữ dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt Estrogen do hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm. Đây là hệ trục thần kinh nội tiết đóng vai trò chỉ huy, sản xuất bộ 3 nội tiết quan trọng cho cơ thể phụ nữ gồm Estrogen, Progesterone và Testosterone.
Ngày nay, tình trạng này có thể xảy ra sớm hơn ở nhiều chị em do tác động từ các yếu tố môi trường và áp lực cuộc sống. Đặc biệt, đến giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh (35-45 tuổi), lượng nội tiết tố Estrogen của phái đẹp sụt giảm nhanh chóng, đến tuổi 55 chỉ còn lại 10% so với thời trẻ.
3. Dấu hiệu nhận biết nồng độ Estrogen bị thiếu hụt
Để nhận biết cơ thể bị thiếu hụt Estrogen, chị em hãy quan sát những dấu hiệu bất thường trên cơ thể như sau:
3.1 Nhan sắc xuống cấp
- Làn da trở nên khô ráp, sần sùi. Xuất hiện nhiều nếp nhăn, da bị chảy xệ, không còn giữ được sự đàn hồi vốn có.
- Trên bề mặt da cũng xuất hiện hàng loạt vết nám, sạm da, đồi mồi, tàn nhang.
- Tóc bị khô, xơ chẻ ngọn.
- Ngực mất đi sự nâng đỡ, bầu ngực bị khô và chảy xệ.
- Mỡ thừa tập trung nhiều ở vùng bụng làm tăng kích thước vòng eo.
3.2 Sinh lý suy giảm
- Khô âm đạo gây đau rát khi quan hệ.
- Không có hoặc giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm.
- Thiếu hụt Estrogen còn gây cản trở quá trình rụng trứng, khiến việc mang thai trở nên khó khăn.
3.3 Sức khỏe giảm sút
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (kỳ kinh lúc ngắn, lúc dài, có thể vô kinh và dẫn đến mãn kinh sớm).
- Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ.
- Thường xuyên gặp tình trạng nhức đầu, mệt mỏi, nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tính khí gắt gỏng, cáu kỉnh, dễ khiến nữ giới bị trầm cảm.
- Dễ bị loãng xương, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
4. Nguyên nhân gây thiếu hụt Estrogen
Hầu hết phái đẹp ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị thiếu hụt Estrogen do nhiều nguyên nhân. Trong đó, hormone Estrogen có mối liên hệ mật thiết với hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, vì vậy, bất kỳ tổn thương nào liên quan đến hệ trục, điển hình là sự suy yếu của hệ trục theo thời gian đều dẫn đến vấn đề này. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác gây thiếu hụt Estrogen ở phụ nữ bao gồm:
- Tình trạng suy buồng trứng, các nang trứng phát triển chậm dần hoặc không phát triển.
- Hội chứng Turner.
- Luyện tập thể thao với cường độ nặng hoặc làm việc quá sức.
- Do bệnh rối loạn tuyến giáp.
- Tuyến yên hoạt động kém.
- Bệnh thận mãn tính.
- Chán ăn hoặc rối loạn ăn uống khác.
- Tác dụng phụ của thuốc hóa trị.
5. Cách khắc phục tình trạng thiếu hụt Estrogen
5.1 Liệu pháp hormone thay thế
Tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt Estrogen, các bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp hormone thay thế (HRT) nhằm giúp nồng độ nội tiết tố trở lại bình thường. Tuy nhiên, không phải tất cả đối tượng đều có thể sử dụng liệu pháp này. Một số trường hợp chống chỉ định liệu pháp hormone thay thế như phụ nữ mắc các bệnh về gan và thận, có các khối u lành tính, lạc nội mạc tử cung, bệnh tim mạch, bệnh lupus ban đỏ…
Bên cạnh đó, người dùng có thể gặp phải các tác dụng phụ như quá sản nội mạc tử cung, tăng nguy cơ ung thư nội tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp và tăng các bệnh huyết khối.
5.2 Thuốc bổ sung Estrogen
Đây là phương pháp bổ sung Estrogen tổng hợp, sản phẩm được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên uống dạng nén hoặc viên con nhộng. Liệu pháp này có thể hỗ trợ điều trị nhiều triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khó ngủ…
Song, bên cạnh giải quyết nhanh các vấn đề khó chịu trên, thuốc cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn, gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể kể đến như chóng mặt, buồn nôn, rong kinh, tức ngực, ung thư vú, cương vú, ung thư nội mạc tử cung…
5.3 Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Tăng cường Estrogen thông qua chế độ ăn uống là một phương pháp khá an toàn và lành tính cho sức khỏe phụ nữ. Một số loại thực phẩm giàu Estrogen có thể kế đến như quả anh đào, hạt vừng, hạt lanh… Cùng với đó, để đảm bảo nồng độ hormone này trong trạng thái ổn định, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý và điều chỉnh cường độ tập luyện thể dục vừa phải.
5.4 Quản lý căng thẳng
Việc chịu áp lực công việc quá nhiều, làm việc quá sức và thường xuyên là nguyên nhân khiến cơ thể bị stress, căng thẳng. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng tới sự cân bằng nội tiết, gây sụt giảm nồng độ Estrogen.
Tốt nhất, chị em nên giảm thiểu stress, căng thẳng trong công việc và đời sống hàng ngày bằng cách trò chuyện với người bạn đời của mình để nhận được sự cảm thông, chia sẻ; thư giãn tinh thần với những hoạt động ngoài trời cùng gia đình, bạn bè và tạo thói quen giờ giấc cho cơ thể không thức khuya sau 10h tối.
Bài viết cùng chủ đề: