Không chỉ “tuột dốc” về sức khỏe, nhan sắc, ham muốn… phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh còn chịu sự thay đổi về mặt tâm lý, đặc biệt là nguy cơ trầm cảm. Vậy đâu là nguyên nhân và làm thế nào để khắc phục trầm cảm ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.
Mục lục
1. Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh
Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh không giống nhau. Lúc này, chị em có thể buồn bã, luôn có cảm giác bi quan trước mọi việc dù là nhỏ nhặt nhất. Đồng thời, đối với những hoạt động yêu thích trước đây như mua sắm, gặp gỡ bạn bè, spa… cũng trở nên không còn hứng thú.

Bên cạnh đó, chị em còn có thể xuất hiện các biểu hiện khác như:
- Rối loạn giấc ngủ.
- Đau đầu và đau nhức toàn thân.
- Dễ bị kích động.
- Thường xuyên có cảm giác tội lỗi, thất vọng.
- Mệt mỏi, kiệt sức.
- Khó tập trung vào công việc.
- Trí nhớ kém.
- Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.
2. Vì sao độ tuổi này thường bị trầm cảm?
Nguy cơ và mức độ trầm cảm tăng lên đáng kể ở phụ nữ tiền mãn kinh. Theo Johns Hopkins Medicine, một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Mỹ, có 3 nhóm nguyên nhân chính khiến phụ nữ ở giai đoạn dễ bị trầm cảm, bao gồm:
2.1 Rối loạn nội tiết tố
Đến giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, bộ 3 nội tiết tố nữ quan trọng gồm Estrogen, Progesterone và Testosterone bị trồi sụt thất thường do sự suy giảm hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Trong khi đó, các nội tiết tố này ảnh hưởng đến serotonin, một chất hóa học trong não giúp thúc đẩy cảm giác khỏe mạnh và hạnh phúc.
Vì vậy khi nội tiết tố không ổn định, lượng serotonin cũng giảm, góp phần làm tăng tính cáu kỉnh, lo lắng và buồn bã. Đây là nguyên nhân quan trọng, thường gặp nhất.
Nội tiết tố nữ là hormone quan trọng, được ví như “chìa khóa vàng” trong việc bảo vệ sức khỏe và duy trì nét thanh xuân cho phái đẹp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tác động khiến cơ thể xuất hiện tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ,…
2.2 Các vấn đề về giấc ngủ
Phụ nữ thường bị mất ngủ trong thời kỳ tiền mãn kinh, một phần là do các cơn bốc hỏa vào ban đêm. Ngủ không ngon giấc, thiếu ngủ, mất ngủ có thể khiến chị em có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 10 lần.
2.3 Thay đổi cuộc sống
Tiền mãn kinh thường xảy ra khi phụ nữ ở độ tuổi 40. Đây cũng có thể là một giai đoạn đầy căng thẳng của cuộc sống với các sự kiện ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm xúc, chẳng hạn như:
- Lo lắng cho cha mẹ lớn tuổi
- Áp lực từ công việc trong cuộc sống
- Lo lắng các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, huyết áp…
- Những vấn đề liên quan đến chăm sóc và nuôi dạy con cái
Những áp lực từ bên ngoài có thể làm cho tâm trạng thay đổi tồi tệ hơn. Nguy hiểm hơn, điều này còn khởi phát hoặc gia tăng chứng trầm cảm.
2.4 Ảnh hưởng từ chứng trầm cảm trong quá khứ
Nếu bạn từng bị trầm cảm trong quá khứ thì nhiều khả năng bạn sẽ trải qua điều này một lần nữa khi gần đến thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. Do đó, nếu từng có tiền sử trầm cảm, bạn nên chuẩn bị thật kỹ khi đến giai đoạn tiền mãn kinh.

Nguyên nhân gây trầm cảm có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm tác nhân bệnh lý, rối loạn nội tiết tố, áp lực, thiếu ngủ... Trên thực tế, người bệnh trầm cảm đang có xu hướng ngày càng tăng và trẻ hóa ở nhóm độ tuổi từ…
3. Đối phó với trầm cảm tiền mãn kinh – mãn kinh như thế nào?
3.1 Đến gặp bác sĩ tâm lý
Bất cứ người phụ nữ nào khi đến giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh đều có nguy cơ bị trầm cảm. Vì thế, chị em đến giai đoạn này cần được tư vấn về tâm lý để phát hiện và điều trị sớm chứng trầm cảm (nếu có).
3.2 Sử dụng liệu pháp hormone thay thế
Trong trường hợp trầm cảm tiền mãn kinh – mãn kinh mới khởi phát gần đây, ở mức độ nhẹ hoặc trung bình (không kèm theo ý định tự tử), liệu pháp hormone thay thế sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ điều chỉnh liệu pháp này phù hợp.
Đối với những trường hợp trầm cảm nặng, bên cạnh sử dụng liệu pháp hormone thay thế, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thêm thuốc chống trầm cảm cùng một số cách điều trị tâm lý khác.
3.3 Nâng cao chất lượng cuộc sống
Để đối phó trầm cảm tiền mãn kinh – mãn kinh, điều quan trọng là bản thân chị em cũng cần quản lý hiệu quả tâm lý của mình. Theo đó, chị em cần đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực bằng cách tăng cường tập luyện, tham gia câu lạc bộ và tăng cường chia sẻ, giao tiếp vui vẻ…
Ngoài ra, chị em nên bổ sung các vitamin và khoáng chất thông qua bữa ăn hàng ngày, từ đó tăng cường sức đề kháng để giảm những lo lắng về bệnh tật.
Phụ nữ tiền mãn kinh nên ăn gì là băn khoăn của nhiều chị em. Bởi xây dựng chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố giảm nguy cơ bệnh tật và các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh.…
3.4 Vượt qua trầm cảm bằng cách cân chỉnh bộ 3 nội tiết tố từ gốc
Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến tâm trạng của người phụ nữ trở nên “ẩm ương” trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Điều này gây ra do hoạt động của “hệ trục vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng dần suy giảm, khiến cho nội tiết tố cũng trở nên bất ổn theo.
Vì thế, bên cạnh các phương pháp trên, chị em có thể sử dụng các sản phẩm có tác động hiệu quả vào hệ trục để nội tiết tố được sinh ra đúng và đủ theo nhu cầu của cơ thể mỗi người.
Nhờ ứng dụng các công trình nghiên khoa học ở cấp độ phân tử, các nhà khoa học đã tìm ra tinh chất Lepidium Meyenii, loại thảo dược có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, từ đó ổn định các nội tiết tố. Vì thế, loại thảo dược này giúp cải thiện các vấn đề thường gặp ở chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, bao gồm cả các vấn đề về tâm lý.

Hiện nay, tinh chất Lepidium Meyenii đã có trong sản phẩm Women’s Ginseng Angela Gold với dạng viên uống tiện lợi. Bên cạnh đó, Angela Gold còn chứa tinh chất P. Leucotomos có công dụng làm đẹp da, giúp chị em thêm vui vẻ và yêu đời.
Dưới đây là chia sẻ của một số khách hàng sau khi dùng sản phẩm Angela Gold:
Chị Nguyễn Ngọc Loan (Hóc Môn, TP. HCM)
Chị Lê Hồng Vân (quận 12, TP.HCM)
Xem thêm:
- Tư vấn của chuyên gia về Angela Gold
- Angela Gold giá bao nhiêu, mua ở đâu thì tốt?
- Bí quyết tăng cường sức khoẻ và sinh lý nữ từ Angela Gold
Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh là tình trạng vô cùng phổ biến. Vì vậy, bạn không nên chủ quan bởi tình trạng này có thể tồi tệ đi nếu không được chăm sóc kịp thời. Vì thế, chị em cần chuẩn bị tâm lý và sức khỏe ngay từ ngay hôm nay để có thể trải qua giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhất.