Khô âm đạo là gì? TOP 7 nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Ngoài tuổi 35, khô âm đạo là dấu hiệu “cảnh báo” phái đẹp sắp đối mặt với giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Lúc này, bạn cần chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn phương pháp điều trị chứng khô hạn hiệu quả cũng như cách để trải qua thời kỳ tiền mãn kinh mãn kinh nhẹ nhàng.

1. Thế nào là khô âm đạo?

Khô âm đạo là hiện tượng niêm mạc âm đạo giảm hoặc mất khả năng tiết ra dịch nhờn để bôi trơn, dẫn tới giao hợp khó khăn, gây ra nhiều phiền toái cho phụ nữ như ngứa vùng kín, bỏng rát âm đạo, đôi khi chảy máu và khó đạt khoái cảm. Theo thống kê, khoảng 17% phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 50 phải đối mặt với chứng khô hạn khi quan hệ tình dục.

m đạo bị khô là một vấn đề tế nhị, khó chia sẻ, song không nên để bệnh trở thành nỗi niềm thầm kín, cố chịu đựng. Vì điều này tạo nên những rạn nứt vô hình, khiến lửa “yêu” giảm nhiệt, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng đời sống sinh lý của chị em và đẩy hôn nhân vào bế tắc.

Hiện nay, chứng khô hạn có thể được giải quyết bằng cách trao đổi, thảo luận về các triệu chứng gặp phải đối với bác sĩ, để được hỗ trợ và có phương pháp can thiệp kịp thời.

2. Triệu chứng của khô âm đạo

Các biểu hiện của tình trạng khô âm đạo bao gồm:

  • Đau đớn, ngứa và khó chịu.
  • Giảm ham muốn và khó đạt cực khoái trong chuyện “yêu”.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu dai dẳng hoặc thường xuyên tái phát.
  • Cảm giác nóng rát trong âm đạo.
  • Xuất huyết nhẹ khi giao ban.

3. Điểm danh TOP 7 nguyên nhân khô âm đạo

3.1 Rối loạn nội tiết tố nữ

Trong cơ thể phái đẹp, nội tiết tố nữ (do hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng chỉ huy sản xuất và điều phối) được ví như “suối nguồn” tươi trẻ, giúp phụ nữ chăm sóc sắc đẹp, tăng cường sức khỏe và có đời sống sinh lý viên mãn. Các nội tiết tố chính bao gồm GnRH, FSH, LH, Estrogen, Progesterone, Testosterone.

Trong đó, Estrogen và Progesterone kích thích tạo ra các lớp dịch mỏng trong suốt, giúp cân bằng độ ẩm âm đạo, đồng thời giúp lớp lót âm đạo khỏe mạnh, dày và đàn hồi. Testosterone giúp tăng ham muốn, tạo cảm giác cực khoái khi lên đỉnh, giúp phụ nữ đạt được khoái cảm “chăn gối”.

Bộ 3 nội tiết tố nữ hoạt động nhịp nhàng và ăn ý với nhau sẽ giúp phụ nữ đạt được cung bậc thăng hoa và thỏa mãn khi quan hệ tình dục.

Bước qua tuổi 30, sự xáo trộn nội tiết tố nữ là nguyên nhân gây ra chứng khô hạn ở phái đẹp. Ở giai đoạn này, quá trình lão hóa tự nhiên cùng các tác động âm thầm khác như căng thẳng, ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng không hợp lý… đồng loạt tấn công, khiến hệ trục “vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, kéo theo sự trồi sụt bất thường của bộ 3 nội tiết tố nữ quan trọng Estrogen, Testosterone và Progesterone.

Điều này ảnh hưởng tới khả năng sản xuất dịch nhờn, từ đó làm thành âm đạo trở nên mỏng và khô, dễ bị tổn thương và đau rát khi quan hệ.

3.2 Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng liên quan tới sự mất cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể, gây ra hàng loạt những “nhiễu loạn” cho phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt (chu kỳ hành kinh dài ngắn bất thường, máu kinh quá nhiều hoặc quá ít), tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư nội mạc tử cung hay thậm chí là vô sinh.

Không chỉ vậy, hội chứng buồng trứng đa nang còn ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế sản xuất dịch nhờn tự nhiên, gây nên hiện tượng khô âm đạo ở phụ nữ.

3.3 Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là nguyên nhân khô âm đạo thường gặp. Bệnh không chỉ xuất phát từ sự rối loạn nội tiết tố nữ, mà còn chịu tác động từ vi khuẩn, nấm men, trùng roi, các loại hóa chất như thuốc xịt âm đạo, xà phòng, chất tẩy rửa có mùi thơm và các sản phẩm diệt tinh trùng.

Đây là những tác nhân gây ra tình trạng dị ứng, khiến âm đạo bị tổn thương, viêm nhiễm, đau và ngứa rát, không tiết dịch đầy đủ để cân bằng độ ẩm.

3.4 Tác dụng phụ của một số thuốc

Thuốc an thần: Các loại thuốc an thần như Triazolam, Alprazolam hay Lorazepam đều là nguyên nhân gây khô âm đạo. Theo đó, cơ chế hoạt động của nhóm thuốc là tác động đến chất dẫn truyền thần kinh Serotonin trong não, làm suy giảm Estrogen và dẫn tới tình trạng khô hạn.

Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai gây xáo trộn nội tiết tố nữ, giảm bài tiết dịch nhờn, khiến âm đạo bị khô và đau rát khi quan hệ.

Thuốc kháng sinh: Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là gây mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên tại âm đạo, khiến “cô bé” bị nhiễm nấm, khô, ngứa và nóng rát.

Thuốc chẹn beta: Cơ chế hoạt động của thuốc chẹn beta là làm chậm nhịp tim và giảm lực co bóp của tim, hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp, suy tim hoặc đau nửa đầu. Tuy nhiên, thuốc chẹn beta được chứng minh gây cản trở quá trình lưu thông máu đến cơ quan sinh sản và giảm bôi trơn âm đạo.

3.5 Vệ sinh âm đạo không đúng cách

Vệ sinh âm đạo không đúng cách hoặc thụt rửa âm đạo quá sâu là nguyên nhân gây khô hạn ở phụ nữ. Theo nghiên cứu, ước tính khoảng 20 – 40% phụ nữ từ độ tuổi 15 – 44 thụt rửa âm đạo mỗi ngày nhằm loại bỏ mùi khó chịu, làm sạch máu kinh và phòng ngừa mang thai.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đây là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro cho “cô bé”. Bởi thụt rửa thường xuyên làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, dẫn tới “vùng kín” viêm nhiễm, khô rát và ngứa ngáy.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thụt rửa âm đạo nhiều hơn 1 lần/tuần làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung hoặc mang thai ngoài tử cung.

< Khám phá ngay: Cách vệ sinh vùng kín đúng cách

3.6 Căng thẳng (stress) kéo dài

Áp lực, căng thẳng kéo dài có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu đến âm đạo, ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn và gây ra tình trạng khô hạn. Không chỉ vậy, căng thẳng còn kích thích tuyến thượng thận tăng sản xuất hormone Cortisol và giảm nồng độ Testosterone. Kết quả là phụ nữ suy giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm khi “yêu”.

3.7 Xem nhẹ màn dạo đầu

Màn dạo đầu là một bước chuẩn bị hoàn hảo, giúp tạo nên những khoái cảm riêng biệt, thúc đẩy tình dục viên mãn và thăng hoa. Những hành động âu yếm, ôm hôn, vuốt ve được ví như cách kích thích ham muốn, giúp bôi trơn âm đạo và giảm đau rát khi “yêu”. Do vậy, nếu quan hệ mà không có màn dạo đầu hoặc dạo đầu qua loa, “vùng kín” dễ bị tổn thương, khô rát, ảnh hưởng tới chất lượng tình dục.

4. Đối tượng nào dễ bị khô âm đạo?

Khô âm đạo xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào. Trong đó, phổ biến nhất là phụ nữ đang trải qua những giai đoạn sau:

4.1 Giai đoạn mang thai

Thông thường, âm đạo được bao phủ bởi một lớp chất lỏng trong suốt và mỏng nhẹ. Lớp dịch nhờn này được duy trì bởi hormone Estrogen nhằm giúp âm đạo khỏe mạnh, đàn hồi và chống lại những tác nhân khác. Tuy nhiên, nồng độ Estrogen dễ bị biến động khi phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự mất cân bằng Estrogen trong thai kỳ là nguyên nhân khiến âm đạo giảm sản xuất dịch nhờn, gây nên tình trạng khô hạn.

4.2 Giai đoạn sau sinh và cho con bú

Theo thống kê, ước tính khoảng 83% phụ nữ gặp chứng khô âm đạo trong 3 tháng đầu sau sinh. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố tác động trực tiếp là sự rối loạn nội tiết tố.

Theo đó, sau khi sinh con, tuyến yên tăng sản xuất nội tiết tố Prolactin để kích thích tuyến sữa tạo sữa mẹ cho con bú. Tuy nhiên, nồng độ Prolactin sản sinh nhiều lại là “thủ phạm” gây ức chế buồng trứng, làm suy giảm nồng độ Estrogen. Khi nội tiết tố bị xáo trộn, các mô âm đạo trở nên mỏng và đàn hồi kém, khiến quá trình quan hệ trở nên khó khăn, đôi khi chảy máu nhẹ sau khi giao hợp.

4.3 Thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, kéo theo sự rối loạn nội tiết tố nữ trong cơ thể. Lúc này, phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt những “nhiễu loạn” về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, 59% phụ nữ gặp phải các vấn đề đáng ngại về tình dục như giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo và khó đạt khoái cảm khi quan hệ. Trong giai đoạn này, người phụ nữ còn phải chịu đựng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, cáu gắt, mất ngủ… làn da cũng trở nên khô sạm, chảy xệ, mất đàn hồi, nhăn nheo. Đồng thời, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa cũng tăng gấp nhiều lần, chị em dễ tăng cân, thay đổi vóc dáng và rụng tóc.

Nếu không được tư vấn và hỗ trợ kịp thời của bác sĩ, không chủ động chăm sóc sức khỏe, chất lượng cuộc sống của phụ nữ bị suy giảm nghiêm trọng.

Như vậy, dù là khô âm đạo ở giai đoạn nào thì phụ nữ đều chịu tác động của rối loạn nội tiết tố nữ. Do đó, để cải thiện hiệu quả tình trạng khô hạn, phái đẹp cần áp dụng phương pháp ổn định và kích thích cơ thể tự sản sinh nội tiết tố nữ theo đúng và đủ nhu cầu mỗi người.

5. Khô âm đạo – Thủ phạm khiến phái đẹp ngại “yêu”

Khô âm đạo không chỉ gây ra những cảm giác khó chịu, mà còn là thủ phạm khiến phái đẹp sợ “yêu”. Nhiều chị em tâm sự kể từ khi bị khô âm đạo, họ luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi quan hệ vì lần nào cũng cảm thấy đau đớn, ngứa rát và đôi khi chảy máu. Về lâu dài, điều này tạo nên những trở ngại tâm lý, khiến phái đẹp giảm khoái cảm tình dục, né tránh chuyện gần gũi với chồng.

Đời sống hôn nhân được vun đắp từ tình yêu và tình dục. Khi tình dục không thỏa mãn thì quan hệ vợ chồng cũng trở nên “nguội lạnh”, hôn nhân dễ tan vỡ khi tuổi “yêu” còn dài. Do đó, để duy trì hạnh phúc gia đình, thăng hoa đời sống tình dục, chị em cần khắc phục ngay tình trạng khô âm đạo theo chỉ định từ các chuyên gia.

6. Cách chẩn đoán khô âm đạo

Khi có dấu hiệu nóng, rát hay bất kỳ triệu chứng khó chịu nào ở âm đạo, chị em đến đi khám phụ khoa. Quy trình khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân khô âm đạo tại các cơ sở y tế thường bao gồm 2 phần: khám tổng quát và khám âm đạo.

6.1 Khám tổng quát

  • Đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp và kiểm tra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn có thể đang mắc phải.
  • Thăm hỏi tình trạng hiện tại của bạn: “Bạn có đang dùng thuốc hay điều trị bệnh nào không?”, “Những cơn đau rát ở âm đạo bắt đầu khi nào?”, “Gần đây bạn có bị áp lực hay căng thẳng gì không?”…

6.2 Khám âm đạo

  • Quan sát âm hộ.
  • Quan sát âm đạo và cổ tử cung với với sự hỗ trợ của mỏ vịt để xem âm đạo có bị mỏng hay bị đỏ tấy hay không.
  • Kiểm tra các cơ quan nội tạng, cụ thể là khu vực cổ tử cung. Theo đó, bác sĩ đeo một chiếc găng tay, bôi trơn phần đầu của một hoặc hai ngón, sau đó đưa vào âm đạo và lên đến phần cổ tử cung. Mặt khác, bác sĩ ấn vào bụng từ bên ngoài. Điều này giúp phát hiện vấn đề bất thường ở cổ tử cung.
  • Xét nghiệm Pap, còn gọi là phết tế bào cổ tử cung để tìm nguyên nhân khiến bạn bị khô âm đạo có phải do bệnh phụ khoa, nhiễm trùng âm đạo hay nhiễm trùng tiết niệu hay không.

7. Cách chữa khô âm đạo

Tùy vào mỗi nguyên nhân khô âm đạo cụ thể sẽ có các phương pháp cải thiện phù hợp. Dưới đây là những cách chữa khô hạn phổ biến:

7.1 Trao đổi với nửa kia

Nếu khô âm đạo xuất phát từ màn dạo đầu “nghèo nàn”, không bùng nổ cảm xúc thì hãy chủ động chia sẻ với nửa kia để cả hai chuẩn bị tâm lý và phối hợp nhịp nhàng khi “yêu”. Tốt nhất, các quý ông nên dạo đầu ít nhất trong 10 -15 phút, kích thích các điểm vàng nhạy cảm như vùng sau tai, ngực, bụng, đùi, vùng kín, xương quai xanh để đánh thức ham muốn ở phụ nữ.

7.2 Liệu pháp hormone thay thế

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là phương pháp bổ sung nội tiết tố nữ từ bên ngoài vào cơ thể theo liều dùng nhất định nhằm cải thiện những tình trạng liên quan đến thiếu hụt nội tiết tố. Phương pháp này có thể chỉ gồm duy nhất Estrogen (liệu pháp thay thế Estrogen – ERT) hoặc kết hợp cả Estrogen và Progestin (một loại Progesterone tổng hợp).

Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu như teo và khô âm đạo, trào huyết, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa nguy cơ loãng xương hoặc mất xương và làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên, liệu pháp hormone thay thế không nên tự ý sử dụng vì tiềm ẩn nhiều rủi ro như tăng nguy cơ đột quỵ, huyết khối tĩnh mạch sâu, thiếu máu cơ tim hoặc thậm chí là ung thư vú…

Đối với người bị cao huyết áp, bệnh túi mật, bệnh thận hoặc gan nghiêm trọng, phụ nữ đang mang thai hoặc bị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, cần lưu ý không thực hiện liệu pháp hormone thay thế để giảm thiểu những nguy hại cho sức khỏe.

7.3 Thoa kem dưỡng ẩm cho vùng kín

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem dùng để dưỡng ẩm cho âm đạo. Những loại kem này thường chứa glycerin, min oil và polycarbophil, có tác dụng giúp âm đạo luôn ẩm ướt và cân bằng độ pH. Cần lưu ý rằng kem dưỡng chỉ hỗ trợ giữ ẩm cho vùng kín, không dùng cho quan hệ tình dục như gel bôi trơn.

Tuy nhiên, kem dưỡng không có tác dụng với những nguyên nhân khô âm đạo như rối loạn nội tiết, viêm âm đạo, hội chứng buồng trứng đa nang…

7.4 Sử dụng gel bôi trơn âm đạo

Khô âm đạo là nỗi lo thầm kín, khó giãi bày của nhiều phụ nữ. Chính vì tâm lý xấu hổ, nhiều người không dám đi khám phụ khoa mà chọn gel bôi trơn âm đạo để giải quyết tình trạng khô hạn.

Hiện trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm bôi trơn âm đạo, bao gồm gel bôi trơn gốc nước, gốc dầu, gốc silicone hoặc sản phẩm bôi trơn hữu cơ. Ưu điểm của gel bôi trơn là duy trì độ ẩm cho “vùng kín”, giảm tình trạng khô rát và giúp dương vật thâm nhập dễ dàng vào âm đạo.

Tuy nhiên, gel bôi trơn âm đạo chỉ là biện pháp gỡ rối tạm thời cho chứng khô hạn. Việc sử dụng gel bôi trơn trước khi “lâm trận” khiến lửa “yêu” giảm nhiệt, gây mất tự nhiên cho cả đôi bên. Không chỉ vậy, nhiều sản phẩm bôi trơn trôi nổi, kém chất lượng còn chứa nhiều thành phần độc hại, làm chết tinh trùng trong tử cung, gây khó khăn trong vấn đề thụ thai và tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ. Chưa kể, lạm dụng gel bôi trơn còn gây ra nhiều tác dụng phụ như làm tê liệt cơ chế tự bôi trơn của “cô bé”, gây kích ứng, bỏng rát và tổn thương môi trường âm đạo.

Như vậy, sử dụng gel bôi trơn là một “con dao hai lưỡi”, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của chị em. Vì thế, khi dùng gel bôi trơn, bạn cần lưu ý chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, không chứa các thành phần như dầu hỏa, propylene glycol, glycerin, paraben, silicone và nonoxynol-9. Bởi đây là những thành phần làm giảm tính vận động của tinh trùng, khiến tinh trùng không thể gặp trứng trong cổ tử cung để thụ thai.

Nếu bạn thuộc cơ địa nhạy cảm, hãy bôi thử lượng nhỏ gel bôi trơn lên vùng cổ tay. Nếu sản phẩm không gây bất kỳ phản ứng khó chịu nào, bạn có thể sử dụng gel bôi trơn để tăng hưng phấn cho “cuộc yêu”. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường như khó thở, sưng lưỡi, cổ họng hoặc mắt, phát ban, ngứa âm đạo, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được trợ giúp kịp thời.

8. Nên làm gì để hỗ trợ điều trị khô âm đạo hiệu quả?

8.1 Ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp giảm thiểu triệu chứng khó chịu của khô âm đạo, thay đổi tích cực đời sống tình dục của bạn:

Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C kích thích “cô bé” tăng bài tiết chất nhờn, giúp vùng kín khỏe mạnh và giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Vitamin C xuất hiện nhiều trong những thực phẩm như ổi, cà chua, quả kiwi, dâu tây, rau ngót, ớt chuông…

Thực phẩm giàu Vitamin E: Với hàm lượng Vitamin E dồi dào, các thực phẩm như quả bơ, quả xoài, quả mâm xôi, bông cải xanh, rau chân vịt, măng tây, các loại hạt, dầu hạnh nhân… giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khô hạn ở phụ nữ.

Thực phẩm giàu Vitamin A: Không chỉ tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, Vitamin A còn cân bằng độ ẩm tự nhiên, giúp “vùng kín” luôn ẩm ướt và mềm mại. Vitamin A hiện diện trong những thực phẩm như gan động vật, cà rốt, hạt macca, khoai lang, cà chua…

Uống đủ nước: Tập thói quen uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày (tốt nhất là nước lọc) giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, đào thải độc tố và giảm khô âm đạo.

8.2 Không tự ý chữa khô âm đạo bằng phương pháp chưa được kiểm chứng

Khi xuất hiện các biểu hiện khô âm đạo, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp. Không nên thử những cách chữa khô âm đạo như rửa bằng dung dịch dấm, sữa chua, xịt xà phòng hay bôi sữa tắm vào âm đạo. Vì đây là những biện pháp chưa được kiểm chứng, nếu tùy tiện sử dụng khiến âm đạo bị tổn thương và khô rát hơn.

8.3 Vệ sinh vùng kín hợp lý

Để giảm tình trạng khô âm đạo, chị em nên vệ sinh “vùng kín” hợp lý bằng cách sử dụng dung dịch vệ sinh an toàn, ít hóa chất, thành phần từ thiên nhiên, độ pH tương đương với độ pH trong âm đạo (3,8 – 4,4).

Khi vệ sinh âm đạo, nên hạn chế thụt rửa hay làm cho nước vệ sinh vào sâu âm đạo. Sau khi rửa xong, hãy dùng khăn bông mềm thấm khô nhẹ nhàng. Nếu bạn dùng khăn bằng vải xô thì cần ngâm xà phòng và giặt sạch, sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn, đảm bảo an toàn cho “cô bé” trong những lần sử dụng sau.

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ