Xét nghiệm nội tiết tố là phương pháp giúp kiểm tra và đánh giá sức khỏe sinh sản của chị em. Theo đó, trong cơ thể phái đẹp, nội tiết tố bao gồm nhiều loại. Trong đó, bộ ba quan trọng nhất là Estrogen, Progesterone và Testosterone quyết định toàn diện tới sức khỏe, sắc đẹp, đời sống sinh lý và khả năng sinh sản của phái nữ.
Vì thế, chị em cần xét nghiệm nội tiết định kỳ theo nhiều chỉ số hormone nữ khác nhau, đồng thời theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng và sớm phát hiện các vấn đề do rối loạn nội tiết tố gây ra (nếu có).

Nội dung
- 1. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?
- 2. Ai cần khám nội tiết tố nữ?
- 3. Vì sao phụ nữ nên xét nghiệm nội tiết tố định kỳ?
- 4. Quy trình xét nghiệm nội tiết tố nữ như thế nào?
- 5. Có thể xét nghiệm nội tiết nữ ở đâu?
- 6. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm nội tiết tố nữ?
- 7. Làm gì khi bị chẩn đoán rối loạn nội tiết tố?
1. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ là phương pháp giúp xác định chính xác nội tiết tố của người phụ nữ có bị rối loạn không. Theo đó, xét nghiệm này sẽ theo dõi tình trạng hoạt động chức năng sinh lý, đời sống sinh dục và khả năng sinh sản của người phụ nữ. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện ra tình trạng rối loạn nội tiết của người phụ nữ nếu có và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Các hormone cần xét nghiệm gồm 7 loại:
- Estrogen: Là một trong những hormone sinh dục quan trọng ở nữ giới, thường được sản xuất tại buồng trứng.
- Progesterone: Có vai trò kích thích sự phát triển của tuyến vú và niêm mạc tử cung.
- Testosterone: Xét nghiệm loại hormone này giúp phát hiện các nguyên nhân gây ra rậm lông trên cơ thể và khuôn mặt, giọng nói trầm hơn, rối loạn kinh nguyệt, mụn trứng cá nổi nhiều…
- Prolactin: Giúp xác định khả năng mang thai của người phụ nữ bởi nếu nồng độ Prolactin vượt quá 127 – 637 μU/mL ở có thể gây vô sinh ở nữ.
- FSH: Xét nghiệm này giúp nhận biết được khả năng dự trữ và kích thích sản xuất trứng. Đồng thời phát hiện nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, vô kinh nguyên phát… của phụ nữ
- LH: Xét nghiệm LH giúp xác định tình trạng rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt và nguy cơ mắc bệnh đa nang buồng trứng (nếu có).
- AMH: Đây là chỉ số có giá trị cao và chính xác nhất trong việc chẩn đoán cũng như điều trị hiếm muộn ở phụ nữ.
2. Ai cần khám nội tiết tố nữ?
Thông thường, xét nghiệm nội tiết tố được chỉ định cho những đối tượng sau:
- Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên (có khả năng bước vào giai đoạn tiền mãn kinh)
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt: vòng kinh ngắn dưới 22 ngày (kinh dày) hay dài trên 35 ngày (kinh thưa), xuất huyết nặng bất thường (lượng máu kinh > 80ml/kỳ), rong kinh (số ngày có kinh > 7 ngày), trễ kinh ít nhất 3 lần liên tiếp hoặc bé gái đến giai đoạn dậy thì (khoảng 15 tuổi) nhưng không có kinh nguyệt.
- Cần thụ tinh trong ống nghiệm.

3. Vì sao phụ nữ nên xét nghiệm nội tiết tố định kỳ?
Xét nghiệm các nội tiết tố rất cần thiết cho người phụ nữ, cụ thể:
- Theo các chuyên gia, phụ nữ nên xét nghiệm các nội tiết tố từ 1 đến 2 lần mỗi năm nhằm kiểm tra các chức năng của cơ thể, đặc biệt là đánh giá khả năng sinh sản.
- Đối với phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt thì xét nghiệm hormone là bắt buộc để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này để có hướng khắc phục hiệu quả.
- Với người khó mang thai, phụ nữ cho trứng, phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm thì xét nghiệm nội tiết tố gần như là việc làm bắt buộc để chuẩn bị cho việc mang thai thành công.
4. Quy trình xét nghiệm nội tiết tố nữ như thế nào?
Không giống như các loại xét nghiệm khác, xét nghiệm nội tiết tố thường mất nhiều thời gian hơn chứ không thể thực hiện trong một ngày. Nguyên nhân là do nồng độ của mỗi nội tiết tố ở từng ngày trong tháng sẽ khác nhau. Vì thế tùy theo ngày mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện loại xét nghiệm phù hợp như:
- Ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 vòng kinh: xét nghiệm FSH, LH.
- Ngày thứ 21 của vòng kinh 28 ngày: xét nghiệm Progesterone.
- Bất kỳ ngày nào của vòng kinh: xét nghiệm AMH, Prolactin, Testosterone, Estrogen.
5. Có thể xét nghiệm nội tiết nữ ở đâu?
Hiện nay xét nghiệm đối với nội tiết tố nữ khá phổ biến. Để an tâm, bạn nên thực hiện ở các bệnh viện lớn uy tín, bệnh viện chuyên về sản phụ khoa. Chi phí tại mỗi bệnh viện và mức giá cho mỗi loại xét nghiệm khác nhau. Trong đó:
- Giá xét nghiệm của mỗi loại nội tiết tố tầm khoảng 150.000 – 900.000 VNĐ, AMH có giá cao nhất (khoảng 900.000 VNĐ).
- Nếu chọn xét nghiệm nội tiết tố trọn gói (bao gồm xét nghiệm hormone và chẩn đoán hình ảnh), giá có thể từ 2 triệu – 3 triệu VNĐ.
6. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm nội tiết tố nữ?
Khi xét nghiệm các nội tiết tố dành cho nữ, bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt (không cần nhịn ăn, nhịn uống hay kiêng cữ gì). Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt của mình, những bất thường, vấn đề về sức khoẻ, sinh lý và những loại thuốc đang dùng (nếu có) để đề cập với bác sĩ.
7. Làm gì khi bị chẩn đoán rối loạn nội tiết tố?
Khi có chẩn đoán là rối loạn nội tiết tố, bạn không nên quá lo lắng. Tùy theo mỗi nguyên nhân mà sẽ có giải pháp phù hợp. Ví dụ đối với rối loạn nội tiết do bệnh lý (tiểu đường, ung thư buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang PCOS… ) thì cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
> Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy bạn có bị rối loạn nội tiết tố nữ
Đối với rối loạn do các nguyên nhân thông thường khác như tiền mãn kinh – mãn kinh, căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất… bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống (kiểm soát căng thẳng, tập thể thao thường xuyên, bổ sung các vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày…) và sử dụng các sản phẩm giúp cải thiện nội tiết tố từ bên trong.

Có nên bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài không? Bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài được xem là giải pháp giúp khắc phục các vấn đề gây ra bởi rối loạn nội tiết tố như rối loạn kinh nguyệt, khô hạn, giảm ham muốn, bốc hỏa… một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ khắc phục tạm thời các vấn đề chứ không mang lại hiệu quả lâu dài. Hơn thế nữa, phương pháp này có thể khiến phụ nữ đối mặt với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Ví dụ, khi bổ sung dư thừa Estrogen (vượt quá 200pg/ml), người phụ nữ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng đau ở ngực, rụng tóc, u nang trong vú, tăng cân, kinh nguyệt không đều hay khó ngủ… Ngoài ra, lạm dụng Estrogen còn làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và vú, tăng huyết áp và bệnh huyết khối. Chính vì thế, đối với vấn đề bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài, Tiến sĩ Lê Thúy Tươi lưu ý: “Khi đưa bất kỳ nội tiết tố nào vào trong cơ thể thì cần nhớ đến sự ổn định. Chỉ cần hơi dư thừa là cả hệ thống rúng động và rối loạn ngay”. |
Theo các chuyên gia, để khắc phục tình trạng rối loạn nội tiết tố nhưng không gây dư thừa, phái đẹp nên kích thích cơ thể tự sản sinh nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu, bằng cách dùng sản phẩm đường uống có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thảo dược quý Lepidium Meyenii (trong sản phẩm Angela Gold) có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, hệ trục giữ vai trò chỉ huy sản xuất các nội tiết tố nữ. Khi hệ trục hoạt động nhịp nhàng, các nội tiết tố nữ vì thế được cân chỉnh phù hợp với nhu cầu tự nhiên của mỗi người.
Nhờ đó, các vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, bốc hỏa… được khắc phục từ gốc, giúp người phụ nữ duy trì sức khỏe ổn định, vẻ ngoài tươi tắn cùng đời sống sinh lý viên mãn.
Ngoài ra, Angela Gold còn chứa tinh chất quý P. Leucotomos, được nền khoa học hiện đại khẳng định công dụng bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền của da, cải thiện tình trạng da khô nhăn, sạm nám, mang đến vẻ đẹp tươi trẻ, rạng ngời sức sống cho phái đẹp.
Bài viết liên quan:
Sự mất ổn định các nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều đến người phụ nữ. Vì thế, chị em cần xét nghiệm nội tiết tố theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện kịp thời, xác định đúng nguyên nhân để khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó, chị em cũng đừng quên cải thiện lối sống, chế độ ăn uống và chăm sóc hệ trục “vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng mỗi ngày với Angela Gold để giúp các nội tiết tố được điều hòa, ổn định.