Thừa Estrogen: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục

Thừa Estrogen là một dạng rối loạn nội tiết tố nữ thường gặp, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phái đẹp như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm ham muốn, tăng cân, thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt vô cớ… Vậy đâu là nguyên nhân gây dư thừa Estrogen? Liệu có cách khắc phục không? Cùng Angela Gold theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp!

1. Nhận biết các dấu hiệu thừa Estrogen 

Chị em có thể nhận biết tình trạng thừa Estrogen dựa trên những dấu hiệu sau:

2. Vì sao thừa Estrogen trong cơ thể?

Thông thường, nồng độ Estrogen có xu hướng tăng tự nhiên vào 2 thời điểm: tuổi dậy thì và giai đoạn mang thai. Thế nhưng, một số yếu tố tác động dưới đây có thể là nguyên nhân dư thừa Estrogen bạn cần đề phòng.

2.1. Thừa Estrogen do hệ trục suy yếu

Theo thời gian, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động, kéo theo vấn đề mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Trong đó, thừa Estrogen là một trong những biểu hiện của rối loạn nội tiết tố.

Đây là tình trạng cơ thể chỉ tạo ra lượng Estrogen cao kéo theo đó là giảm mức độ thấp của các loại hormone khác như Testosterone hoặc Progesterone. Vì vậy, bất kỳ tổn thương nào liên quan đến hệ trục, điển hình là sự suy yếu của hệ trục theo thời gian, đều dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa nội tiết tố trong cơ thể.

Xem thêm:

2.2. Do bổ sung hormone vô tội vạ 

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, nhiều chị em tự chẩn đoán rằng mình bị thiếu hụt Estrogen, nên đã vội vàng tìm đến các liệu pháp hormon thay thế (HRT), nhằm bù đắp lượng Estrogen bị hao hụt.

Tuy nhiên, tùy tiện bổ sung hormone mà không qua tư vấn hay chỉ định về liều lượng của bác sĩ, không chỉ tăng nguy cơ mất cân bằng nội tiết tố, quá liều Estrogen “ảo”, mà còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, huyết khối, quá sản nội mạc tử cung…

Theo chuyên gia Lê Thúy Tươi, khi đưa bất kỳ nội tiết tố nào vào trong cơ thể thì cần nhớ bốn chữ “ổn định nội tiết”. Lý do là nội tiết tố bao gồm rất nhiều loại hormone khác nhau chứ không phải chỉ Estrogen mà bên bên cạnh đó còn có Progesterone và Testosterone. Vì thế, nếu chỉ cần hơi dư thừa bất kỳ loại hormone nào là cả hệ thống rúng động và mất cân bằng. 

Cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc nội tiết tố nữ

Khi được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bản thân bị thiếu hụt nội tiết tố, nhiều chị em đã tìm đến thuốc tăng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng có thể khiến người dùng phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc nội…

2.3. Tác dụng phụ của thuốc

Nguyên nhân dư thừa Estrogen có thể đến từ tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị. Các loại thuốc làm tăng nồng độ Estrogen bao gồm: thuốc tránh thai nội tiết tố, thuốc kháng sinh, thuốc thảo dược hoặc thuốc điều trị rối loạn tâm thần, ổn định cảm xúc.

2.4. Di truyền

Estrogen cao còn xuất phát từ yếu tố di truyền trong gia đình. Vì thế, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những biểu hiện dư Estrogen, bạn cần gặp bác sĩ ngay, để được kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

2.5. Sử dụng thực phẩm chứa hóa chất 

Thực phẩm chứa hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hoặc hormone tăng trưởng là “thủ phạm” khiến nồng độ Estrogen trong cơ thể tăng cao, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Để hạn chế điều này, chị em nên chú ý lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. 

2.6. Mắc một số bệnh lý 

Ít ai biết rằng, các mô mỡ trong cơ thể cũng góp phần sản sinh lượng Estrogen dư thừa. Chính vì thế, ngoài sử dụng những thực phẩm độc hại thì mắc một số bệnh lý như béo phì, bệnh gan, bệnh tim, huyết áp cao… cũng là lý do khiến nồng độ Estrogen tăng đột biến.

3. Đừng chủ quan khi thiếu hoặc thừa Estrogen?

Nhiều người nghĩ rằng, thiếu Estrogen mới tác động bất lợi đến sức khỏe. Trên thực tế, thiếu hay thừa Estrogen đều gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo đó, tác hại của dư thừa Estrogen không chỉ dừng lại ở sức khỏe sinh sản,  mà còn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như:

  • Bệnh về tuyến giáp.
  • Hình thành các cục máu đông.
  • Đau tim.
  • Đột quỵ.
  • Ung thư vú.
  • Ung thư buồng trứng.

4. Thừa Estrogen: Làm sao để khắc phục? 

4.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học 

Thay đổi thói quen ăn uống khoa học là cách tự nhiên giúp nồng độ Estrogen trong cơ thể ở mức cân bằng. Vậy ăn gì để cân bằng lượng Estrogen? Hãy thiết lập khẩu phần ăn hằng ngày giàu dinh dưỡng, bằng cách bổ sung các loại rau họ cải (như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn), nấm, nho đỏ, hạt lanh và ngũ cốc nguyên hạt.

Bên cạnh đó, cần tránh tiêu thụ nhiều các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa…), thức ăn chế biến sẵn hay có nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, ngũ cốc tinh chế… vì đây là những thực phẩm dễ gây thừa Estrogen trong cơ thể. Đồng thời cũng nên hạn chế uống rượu, bỏ thuốc lá và tránh xa các chất kích thích. 

4.2 Trao đổi với bác sĩ về loại thuốc gây thừa Estrogen

Nếu sử dụng thuốc là nguyên nhân gây dư thừa Estrogen thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để thay đổi phương pháp điều trị. Lúc này, các bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc ở liều thấp hơn hoặc kê toa thuốc làm giảm mức Estrogen.

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ