Nội tiết tố nữ là gì: Vai trò và 6 cách điều hòa nội tiết tố nữ

Khi nhắc đến nội tiết tố nữ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Estrogen. Tuy nhiên, thực chất nội tiết tố nữ không chỉ bao gồm Estrogen mà còn có những loại hormone khác. Nếu xảy ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt ở bất kỳ hormone nào, người phụ nữ cũng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về thể chất lẫn tinh thần.

1. Bạn đã hiểu đúng về nội tiết tố nữ?

Trước đây, khi nhắc đến nội tiết tố nữ, nhiều người nhầm tưởng rằng chỉ có Estrogen. Điều này dẫn đến những quan điểm thiếu chuẩn xác về cách điều trị. Trên thực tế, nội tiết tố nữ là tập hợp những hormone rất quan trọng đối với phái đẹp như GnRH, FSH, LH, Estrogen, Progesterone, Testosterone… Trong đó, Estrogen, Progesterone và Testosterone là bộ 3 nội tiết ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe, sắc đẹp, đời sống sinh lý và khả năng sinh sản của phái nữ.

2. Vai trò của nội tiết tố nữ đối với phái đẹp

Nội tiết tố nữ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý của phụ nữ. Sự ổn định của các hormone giúp cho chị em:

2.1 Đối với sức khỏe

  • Bảo vệ tim mạch.
  • Phòng ngừa tăng huyết áp và tình trạng xơ vữa động mạch. 
  • Phòng ngừa loãng xương và các bệnh lý về xương khớp.

2.2 Đối với sắc đẹp

Định hình những đặc tính cơ bản của nữ giới

  • Giọng nói thanh hơn phái nam.
  • Làn da mềm mại, mịn màng
  • Ngực nở và săn chắc.
  • Vóc dáng thon gọn và nóng bỏng với những đường cong quyến rũ.  

2.3 Đối với sinh lý

  • Nội tiết tố nữ giúp hoàn thiện tuyến vú, buồng trứng và cơ quan sinh dục trong giai đoạn dậy thì. 

Đặc biệt, với Estrogen:

  • Phối hợp với Progesterone tạo thành chu kỳ kinh nguyệt và điều hòa kinh nguyệt
  • Đạt khoái cảm khi quan hệ và duy trì ham muốn tình dục.
  • Đóng vai trò phát triển niêm mạc tử cung,
  • Hỗ trợ phát triển các nang trứng, khi trứng rụng, Estrogen làm tăng nhu động của vòi trứng để đón lấy trứng dễ dàng và đưa nang trứng vào trong tử cung thuận lợi. 
  • Tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung, tăng khả năng thụ thai. 
  • Giúp tầng tế bào trung gian và tế bào bề mặt chứa Glycogen của niêm mạc âm đạo phát triển dày lên, nhờ vậy mà âm đạo chống được tình trạng nhiễm khuẩn.

3. Nội tiết tố nữ bắt đầu suy giảm khi nào? 

Thông thường, suy giảm nội tiết tố diễn ra nặng nề khi chị em bước qua tuổi 40, độ tuổi có thể bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Thế nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy, sự suy giảm nội tiết tố ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Hiện nay, không ít phụ nữ đã bắt đầu bị suy giảm nội tiết tố khi mới ngoài 30 tuổi, thậm chí có nhiều người trẻ hơn cũng đã có những dấu hiệu suy giảm.

Nhìn chung, sự suy giảm nội tiết tố nữ bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

3.1 Yếu tố bên trong – Nguyên nhân gốc rễ

Khi ở trạng thái bình thường, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng giữ vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố nữ quan trọng. Chính sự hoạt động nhịp nhàng của hệ trục này đã đảm bảo cho lượng nội tiết tố được sinh ra ĐÚNG và ĐỦ theo nhu cầu của cơ thể, giúp đáp ứng tất cả nhu cầu hoạt động sống. Vì thế, Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng còn được ví như hệ trục “vàng” của phái đẹp. 

Thế nhưng theo thời gian, hệ trục này ngày càng suy yếu. Điều này khiến cho cơ chế “ra mệnh lệnh” sản xuất hormone và “phản hồi ngược” của hệ trục “vàng” cũng bị ảnh hưởng theo. Lúc này, lượng nội tiết được sản xuất bị trồi sụt bất thường, gây ra nhiều vấn đề cả về sức khỏe, nhan sắc lẫn đời sống sinh lý của chị em.

3.2 Các tác nhân từ bên ngoài

Bên cạnh sự suy giảm hoạt động của hệ trục “vàng”, hormone nữ còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài khác khiến cho tình trạng suy giảm nội tiết tố ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa như:

  • Căng thẳng công việc, stress kéo dài.
  • Độc tố từ thực phẩm, thức ăn có chứa phẩm màu, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất phụ gia… 
  • Ảnh hưởng từ hóa chất có trong các mỹ phẩm.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc có thành phần ức chế sản xuất nội tiết tố nữ khác.
  • Ảnh hưởng từ một số bệnh lý như: đái tháo đường, tăng/hạ đường huyết, bệnh liên quan đến tuyến nội tiết…
  • Lối sống kém lành mạnh, không thường xuyên tập thể dục.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia… 

4. Ảnh hưởng của suy giảm nội tiết tố đối với người phụ nữ

Suy giảm nội tiết tố ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người phụ nữ, bao gồm: 

4.1 Làn da

Khi hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm, làn da sẽ bắt đầu bị lão hóa từ bên trong. Không những thế, với các tác động từ bên ngoài, đặc biệt là tia cực tím (UV) có trong ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho tình trạng lão hóa da nhanh và tồi tệ hơn. 

Các tia UV sẽ kích thích sản sinh Melanin khiến da sạm đen, xỉn màu, xuất hiện đồi mồi và sạm nám. Ngoài ra, tia UV còn làm các tế bào trong da sản sinh nhiều loại men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs, từ đó phá hủy các sợi protein và các phân tử ngậm nước Proteoglycan. Theo GS-TS Trần Hậu Khang (Chủ tịch Hội Da Liễu Việt Nam), một khi cấu trúc nền bị hư tổn, các dấu hiệu lão hóa làm phụ nữ lo sợ như nhăn, sạm, khô, da không đều màu… sẽ xuất hiện.

4.2 Sức khỏe

Khi bị rối loạn nội tiết tố nữ, chị em phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về sức khỏe như đổ mồ hôi đêm, đau đầu, căng tức ngực, vòng ngực giảm săn chắc, teo nhỏ, chảy xệ, tích lũy mỡ thừa, tăng cân, béo phì…. Chưa dừng lại ở đó, sự bất ổn này còn làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, huyết áp (huyết áp cao bất thường)…. Vì thế, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh cần đi khám sức khỏe thường xuyên. 

4.3 Sinh lý nữ

Đối với sinh lý, sự xáo trộn nội tiết sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và giảm khả năng thụ thai. Hơn thế nữa, “chuyện vợ chồng” cũng không còn được như trước do giảm ham muốnchứng khô hạn.

5. Làm thế nào để điều hòa nội tiết tố nữ?

Để cải thiện nội tiết tố dành cho phụ nữ, rất nhiều giải pháp đã ra đời:

5.1 Liệu pháp hormone thay thế

Liệu pháp hormone thay thế là giải pháp có hiệu quả nhanh và cao. Thế nhưng theo các chuyên gia, không phải ai cũng có thể áp dụng liệu pháp này. Liệu pháp hormone thay thế và các phương pháp bổ sung Estrogen từ bên ngoài nói chung chống chỉ định đối với những người bị lạc nội mạc tử cung, mắc bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não…

Ngoài ra, liệu pháp này còn gây nhiều rủi ro cho sức khỏe như ung thư vú, tăng huyết áp, bệnh huyết khối…  Vì thế, để thực hiện liệu pháp hormone thay thế, chị em cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

5.2 Liệu pháp bổ sung Estrogen đơn lẻ

Nếu các xét nghiệm cho thấy bạn chỉ bị thiếu hụt Estrogen, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc dạng uống, dán, gel hay xịt… để bổ sung nội tiết tố này. Tuy nhiên, việc bổ sung phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ bởi lạm dụng hoặc dùng sai cách thì người dùng cũng có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm như đau đầu, nôn, buồn nôn, đau ngực, tim đập nhanh… 

5.3 Bổ sung các thực phẩm cải thiện nội tiết tố nữ

Bạn có thể bổ sung nội tiết tố nữ thông qua thực phẩm hàng ngày. Theo đó, hạt lanh, vừng (mè), trái cây tươi, tỏi, bông cải trắng, súp lơ xanh, bắp cải… không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện nội tiết tố nữ. Thế nhưng, cơ địa hấp thu dinh dưỡng mỗi người khác nhau, công thêm chất dinh dưỡng có thể thất thoát trong quá trình chế biến. Do đó, hiệu quả của giải pháp này thường không rõ rệt, đòi hỏi phải kiên trì trong thời gian dài. 

5.4 Lối sống lành mạnh

Bên cạnh kiểm soát cân nặng để phòng tránh các bệnh lý gây suy giảm nội tiết tố nữ thì việc tập thể dục đều đặn còn giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon, cải thiện ham muốn… Vì thế, bạn hãy chọn môn thể thao phù hợp với mình (yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, aerobic…) và thường xuyên tập luyện.

Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học (nhiều chất xơ, giàu chất béo lành mạnh, tránh thực phẩm chứa nhiều đường, ăn chậm – nhai kỹ)… bởi điều này cũng hỗ trợ cơ thể điều hòa nội tiết tố trong cơ thể.

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ