Progesterone thấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện

Nhắc đến nội tiết tố nữ, nhiều người nghĩ ngay đến Estrogen, nhưng thực tế Progesterone cũng là một loại hormone quan trọng không kém. Đặc biệt, khi nồng độ Progesterone thấp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của phái nữ. Vậy bạn đã biết gì về Progesterone chưa? Chỉ số Progesterone thấp do đâu và cách khắc phục thế nào? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

1. Progesterone là gì? 

Progesterone là một loại hormone sinh dục nữ, được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng sau khi quá trình rụng trứng xảy ra ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.

Progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt và chuẩn bị cho quá trình mang thai của người phụ nữ, cụ thể:

  • Chuẩn bị nội mạc tử cung cho khả năng mang thai.
  • Kích hoạt lớp niêm mạc dày lên để chấp nhận trứng đã được thụ tinh.
  • Ngăn chặn các cơn co thắt cơ trong tử cung có thể khiến cơ thể từ chối trứng.
  • Ngăn việc thụ tinh nhiều hơn một trứng trong cùng thời điểm.
  • Tăng sự co bóp của cơ vùng chậu để chuẩn bị cho việc chuyển dạ.
  • Kích thích các mô vú phát triển để tiết ra sữa.
  • Ngăn ngừa việc sinh non, bảo vệ thai nhi trong quá trình mang thai.
  • Tạo nút nhầy cổ tử cung để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Gia tăng huyết động mạch và Glycogen trong niêm mạc tử cung nhằm đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi.

Ở giai đoạn trước khi rụng trứng, nồng độ Progesterone tương đối thấp (khoảng 0.2 – 1.5 ng/ml). Sau khi rụng trứng thì Progesterone tăng cao (khoảng 10 – 20 ng/ml).

Nếu trứng không được thụ tinh thì Progesterone giảm trong 4 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Ngược lại, nếu trứng được thụ tinh thì Progesterone tăng lên rất nhiều, từ 10 – 50 ng/ml (trong 3 tháng đầu thai kỳ) đến 50 – 280 ng/ml (trong 3 tháng thai kỳ cuối).

Trường hợp Progesterone thấp hơn mức bình thường, tức là dưới mức 0.2 – 1.5 ng/ml thì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề bất ổn và nếu không xử lý kịp thời, có thể dẫn đến nhiều nguy hại đối với sức khỏe của người phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm

2. Nhận biết dấu hiệu Progesterone thấp

Chị em có thể nhận biết chỉ số Progesterone thấp dựa trên những dấu hiệu sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ.
  • Đau đầu hay đau nửa đầu.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, bao gồm lo lắng hoặc trầm cảm.
  • Chảy máu tử cung bất thường ở người không mang thai.
  • Giảm ham muốn quan hệ tình dục, tăng cân, có vấn đề về túi mật, u xơ tử cung, đau vú, xơ nang vú…
  • Sảy thai có thể tái diễn nhiều lần.

3. Nguyên nhân khiến Progesterone thấp 

Progesterone thấp có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng, áp lực kéo dài khiến nồng độ Cortisol (hormone căng thẳng) tăng cao và có thể khiến nồng độ Progesterone giảm thấp.

Tiếp xúc với xenoestrogen: Đây là chất xuất hiện trong thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, bơ thực vật, dầu hydro hóa, nhựa và có thể gây suy giảm chỉ số Progesterone trong cơ thể.

Thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh: Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinhmãn kinh, hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động, dẫn đến quá trình sản xuất và điều tiết nội tiết tố nữ mất ổn định, từ đó gây ra sự thiếu hụt Progesterone.

Tập thể dục quá sức: Rèn luyện cơ thể quá mức trong thời gian dài có thể gây suy giảm nồng độ Progesterone.

Thừa cân, béo phì: Thừa cân dẫn đến nồng độ Estrogen tăng lên, đồng thời gây suy giảm nồng độ Progesterone.

Các nguyên nhân khác: Suy giảm chức năng buồng trứng, thai ngoài tử cung, sảy thai, nhiễm độc thai nghén, vô kinh, tiền sản giật hay mang thai muộn đều có thể khiến Progesterone giảm.

4. Chỉ số Progesterone thấp có nguy hiểm không? 

Nồng độ Progesterone là yếu tố liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Điều này lý giải tại sao khi chỉ số Progesterone thấp, chị em phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn so với bình thường, máu kinh tiết ra có thể quá ít hoặc quá nhiều.

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục, gây ra tình trạng thiếu máu. Đồng thời, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, nguy cơ vô sinh và thậm chí là ung thư niêm mạc tử cung.

Không chỉ vậy, nồng độ Progesterone thấp còn gây khó khăn cho quá trình thụ thai và mang thai. Bởi hormone Progesterone có chức năng chính là làm dày niêm mạc tử cung.

Vì vậy, khi nồng độ Progesterone thấp, niêm mạc tử cung sẽ mỏng, dẫn đến giảm cơ hội làm tổ của trứng đã thụ tinh, từ đó giảm khả năng mang thai của người phụ nữ.

Bên cạnh đó, Progesterone thấp còn khiến cảm xúc của phái nữ thay đổi thất thường và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp…

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ