Rối loạn tiền mãn kinh và những điều nhất định phải biết

Tiền mãn kinh là một giai đoạn tất yếu trong cuộc sống của phụ nữ. Tùy vào mỗi cơ địa, có người trải qua êm ả và nhẹ nhàng, có người gặp phải những khủng hoảng về sức khỏe, sắc đẹp lẫn sinh lý. Vậy làm thế nào để sống vui, khỏe mạnh trong thời kỳ rối loạn tiền mãn kinh? Hãy đọc kỹ những thông tin dưới đây kể cả khi bạn mới chỉ chạm ngưỡng tuổi 35 để có những bước chuẩn bị sớm nhé. 

1. Rối loạn tiền mãn kinh là gì?

Rối loạn tiền mãn kinh là tình trạng xuất hiện các triệu chứng bất thường liên quan tới sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Độ tuổi trung bình của tiền mãn kinh là 35 – 45 tuổi. Tùy vào cơ địa và môi trường, rối loạn tiền mãn kinh có thể diễn biến sớm hơn sau tuổi 30.  

khủng hoảng rối loạn tiền mãn kinh
Rối loạn tiền mãn kinh gây ra những “khủng hoảng” về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý cho người phụ nữ

2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền mãn kinh

Rối loạn tiền mãn kinh xuất phát từ sự trồi sụt bất thường của bộ ba nội tiết tố nữ quan trọng là Estrogen, Progesterone và Testosterone, do hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động. Đây là một quá trình diễn biến tự nhiên theo tuổi tác. Độ tuổi càng cao thì sự xáo trộn nội tiết tố càng mạnh mẽ, dẫn đến chất lượng cuộc sống của nữ giới suy giảm nghiêm trọng. 

Chưa kể, rối loạn tiền mãn kinh còn xuất hiện sớm hơn bình thường do các yếu tố: 

  • Di truyền, có mẹ hoặc chị gái bị tiền mãn kinh – mãn kinh sớm.
  • Suy buồng trứng sớm.
  • Phụ nữ có tiền sử cắt bỏ tử cung hoặc toàn bộ buồng trứng.
  • Trải qua hóa trị và xạ trị trong quá trình điều trị ung thư.
  • Mắc các bệnh lý như rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch.
  • Căng thẳng kéo dài, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi không hợp lý, ăn uống không lành mạnh. 

3. Các rối loạn thường gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh

3.1 Rối loạn kinh nguyệt

Sự rối loạn nội tiết tố nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh khiến chu kỳ kinh nguyệt xảy ra bất thường. Cụ thể là kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn, đôi khi 2 – 3 tháng có kinh một lần. Số ngày hành kinh có thể ngắn hoặc dài, đồng thời lượng máu có thể không ổn định làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sắc đẹp của người phụ nữ. 

Vì vậy, nếu nhận thấy dấu hiệu kinh nguyệt rối loạn từ 3 tháng trở lên, chị em nên gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

3.2 Rối loạn vận mạch

Theo Quỹ Giấc Ngủ Quốc Gia Hoa Kỳ (National Sleep Foundation), ước tính khoảng 75% – 85% phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh bị bốc hỏa (cảm giác nóng bừng đột ngột, lan từ ngực, đến vai, cổ và mặt), kèm theo các triệu chứng đổ mồ hôi đêm, rối loạn nhịp tim, khó thở, mất tập trung và giảm trí nhớ. Nếu không được chăm sóc đúng cách từ bác sĩ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em ngày càng suy giảm. 

bốc hỏa tiền mãn kinh
Những cơn bốc hỏa trong giai đoạn tiền mãn kinh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của chị em

3.3 Rối loạn tâm sinh lý

Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 61% phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Không chỉ vậy, chị em còn dễ nóng giận, cáu gắt, đôi lúc trở nên nhạy cảm quá mức, căng thẳng. Điều này vô tình tạo nên những ức chế về tâm lý, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

3.4 Rối loạn tình dục

Thời kỳ tiền mãn kinh còn gây ra những trục trặc trong đời sống tình dục. Điển hình là người phụ nữ giảm hoặc không có nhu cầu, ham muốn hay tưởng tượng liên quan tới chuyện chăn gối. Ngoài ra, nội tiết tố suy giảm còn ảnh hưởng tới khả năng tiết dịch nhờn, khiến thành âm đạo khô và mỏng, dễ bị tổn thương và đau rát khi quan hệ. Đây cũng là lý do vì sao ngày càng nhiều chị em tuổi tiền mãn kinh lảng tránh, không muốn gần gũi với bạn đời.

3.5 Rối loạn chuyển hóa

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nguy cơ rối loạn chuyển hóa có xu hướng tăng cao gấp nhiều lần. Nguyên nhân là do sự suy giảm nội tiết tố nữ, cụ thể là hormone Estradiol (một dạng Estrogen) trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Estradiol tham gia vào quá trình trao đổi chất và kiểm soát cân nặng. Nếu nồng độ Estradiol thấp, chị em dễ tăng cân, mất cân đối về vóc dáng khi lượng mỡ tập trung nhiều ở vùng eo, bụng, đùi và bắp tay. 

rối loạn nội tiết tố gây tăng cân
Sự rối loạn nội tiết tố nữ (cụ thể là hormone Estradiol) khiến chị em dễ tăng cân, béo bụng và mất đi vóc dáng cân đối

3.6 Các vấn đề về da

Hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng hoạt động “lệch nhịp” không chỉ kéo theo sự xáo trộn nội tiết tố nữ, mà còn tăng sản xuất men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs. Với nữ giới, cấu trúc nền là yếu tố quyết định làn da căng sáng và trẻ trung từ bên trong. Thành phần của cấu trúc nền bao gồm Protein dạng sợi (Collagen, Elastin, Laminin, Fibronectin) và phân tử giữ nước Proteoglycans, giữ vai trò nâng đỡ, tái tạo và cân bằng độ ẩm, giúp da săn chắc và mịn màng. 

Vì vậy, khi MMPs tấn công và phá hủy cấu trúc nền của da, da khô, xỉn màu, lỏng lẻo, kém săn chắc, sạm da, hình thành nếp nhăn thấp thoáng trên khuôn mặt, trán và khóe mắt. 

4. Cách chẩn đoán tiền mãn kinh

Ngoài chẩn đoán rối loạn tiền mãn kinh dựa trên những triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ còn chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm cụ thể:

  • Hormone Estrogen: Dấu hiệu của rối loạn tiền mãn kinh thể hiện ở nồng độ Estrogen trong cơ thể sụt giảm. 
  • Hormone kích thích nang trứng (FSH): Nếu nồng độ FSH duy trì trên mức 30 mlU/ml và bạn bị rối loạn kinh nguyệt thì khả năng cao là chị em đang bước vào tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh. 
  • Hormone kích thích tuyến giáp (TSH): Nồng độ TSH tăng cao cho thấy tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp). Các triệu chứng của suy giáp có thể tương tự như triệu chứng tiền mãn kinh. 
  • Siêu âm phụ khoa: Buồng trứng, tử cung teo nhỏ hoặc lớp niêm mạc tử cung mỏng là những dấu hiệu tiền mãn kinh – mãn kinh quan sát được trong quá trình siêu âm. Điều này giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn, qua đó đề xuất cách điều trị phù hợp để giảm triệu chứng khó chịu cho phái nữ.

5. Làm thế nào để khắc phục rối loạn tiền mãn kinh?

Rối loạn tiền mãn kinh là một diễn biến tự nhiên theo tuổi tác, bất kỳ người phụ nữ nào đều phải trải qua. Tuy nhiên, nếu chủ động chăm sóc sức khỏe từ sớm, các triệu chứng tiền mãn kinh có thể diễn ra nhẹ nhàng và không làm xáo trộn cuộc sống của chị em. Dưới đây là biện pháp giúp phụ nữ vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh đầy biến động:

5.1 Liệu pháp thay thế hormone

Do rối loạn tiền mãn kinh xuất phát từ sự thiếu hụt nội tiết tố trong cơ thể nên nhiều chị em đã áp dụng liệu pháp Hormone thay thế (HRT), nhằm bổ sung nội tiết tố nữ và giảm nhẹ triệu chứng tiền mãn kinh. Các loại thuốc nội tiết tố được sử dụng trong HRT bao gồm Estrogen đơn thuần hoặc kết hợp cả Estrogen và Progestin (một loại Progesterone tổng hợp). 

Tác dụng của liệu pháp HRT là cải thiện teo và khô âm đạo, huyết khối, rối loạn giấc ngủ, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa nguy cơ loãng xương và làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên, không nên chủ quan khi sử dụng liệu pháp HRT vì tiềm ẩn nhiều rủi ro như làm quá sản nội mạc tử cung, tăng nguy cơ đột quỵ, thuyên tắc tĩnh mạch, thiếu máu cơ tim, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, da đổi màu (xuất hiện đốm nâu và đen trên da). 

Do đó, chị em chỉ nên áp dụng liệu pháp khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời tuân thủ đúng phác đồ điều trị để giảm thiểu những nguy hại cho sức khỏe.

 

5.2 Chế độ dinh dưỡng

Để khỏe bên trong – đẹp bên ngoài, chị em nên xây dựng chế độ ăn uống giàu các dưỡng chất thiết yếu như:

  • Chất đạm: Tăng cường bổ sung chất đạm thông qua những thực phẩm như thịt nạc, gia cầm, cá, trứng, sữa, các loại đậu, giúp chị em duy trì khối lượng cơ, kiểm soát lượng đường trong máu và điều hòa nội tiết tố nữ trong cơ thể. 
  • Axit béo Omega – 3: Axit béo Omega – 3 có công dụng kháng viêm, cải thiện tâm trạng và phòng ngừa bệnh trầm cảm cho phụ nữ. Axit béo Omega – 3 hiện diện trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá trích, hàu, dầu hướng dương, dầu gan cá tuyết, hạt lanh, hạt chia hoặc hạt óc chó.  
  • Chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu không chỉ giảm cảm giác thèm ăn, duy trì vóc dáng cân đối, mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. 
  • Canxi: Canxi củng cố hệ xương vững chắc, giảm nguy cơ loãng xương, đau nhức xương và gãy xương khi về già. Canxi có nhiều trong các loại hạt, phô mai, sữa chua, hạnh nhân, các loại đậu, rau chân vịt, cải xoăn, rau dền, đậu phụ, quả sung…
thực phẩm tăng nội tiết tố
Bổ sung thực phẩm giàu Protein mỗi ngày giúp chị em gia tăng khối lượng cơ và điều hòa nội tiết tố trong cơ thể

5.3 Điều chỉnh lối sống

  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc và đúng giờ (6 – 8 tiếng/ngày), hạn chế thức khuya là bí quyết giúp điều hòa nội tiết tố nữ trong cơ thể, giảm nhẹ triệu chứng khó chịu do rối loạn nội tiết tố gây ra. 
  • Luyện tập thể dục: Vận động thể chất thường xuyên giúp phái đẹp duy trì vóc dáng cân đối, giảm bệnh tật và ngăn ngừa quá trình lão hóa. Trong đó, bài tập đi bộ được nhiều chị em áp dụng nhờ tăng nồng độ Testosterone và cải thiện sinh lý nữ hiệu quả. Hãy tập thói quen đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, kết hợp cùng bài tập khác như khiêu vũ, Zumba hoặc Cardio để tăng cường sức khỏe lâu dài, bạn nhé!
  • Kiểm soát căng thẳng: Thay vì lo âu phiền muộn về tuổi tiền mãn kinh sắp đến, chị em nên giữ cho tinh thần thư thái và bình ổn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, tập yoga, ngồi thiền hoặc đi du lịch.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Phụ nữ tiền mãn kinh nên chủ động khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần, để kịp thời phát hiện những bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng đến sinh lý và sức khỏe sinh sản.  

5.4 Sử dụng sản phẩm hỗ trợ 

Hiện nay, sử dụng các sản phẩm đường uống chứa thành phần thiên nhiên, giúp tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng Trứng là phương pháp cải thiện rối loạn tiền mãn kinh hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Sau nhiều năm nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ phát hiện tinh chất Lepidium Meyenii (trong Angela Gold) có công dụng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, giúp cân chỉnh và kích thích cơ thể tự sản xuất nội tiết tố nữ theo đúng và đủ nhu cầu tự nhiên. Qua đó, mang lại lợi ích tuyệt vời cho người phụ nữ như:

  • Cải thiện hiệu quả các triệu chứng bất ổn thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, cáu gắt, trầm cảm…
  • Giảm chứng “khô hạn”, tăng ham muốn tình dục. 
  • Làm chậm quá trình mãn kinh, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ nhờ cải thiện các bệnh lý về tim mạch, giảm đau nhức xương và cân bằng huyết áp. 

Ngoài ra, Angela Gold còn chứa tinh chất quý P. Leucotomos giúp bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền của da, qua đó nuôi dưỡng làn da căng sáng và mang lại khí sắc rạng ngời cho chị em. Sản phẩm được chứng minh về tính hiệu quả và an toàn cao với thể trạng phụ nữ Việt Nam, giúp phụ nữ yêu đời, khỏe mạnh và vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng. 

Angela Gold chứa thảo dược quý
Angela Gold chứa thảo dược quý Lepidium Meyenii giúp chị em tăng cường sức khỏe, yêu đời và tự tin vượt qua tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh

Rối loạn tiền mãn kinh là những thay đổi bất thường về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý, khiến chị em rơi vào khủng hoảng. Ngoài việc chuẩn bị từ sớm một chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập thể thao, chị em nên kết hợp dùng sản phẩm Angela Gold để điều hòa nội tiết tố nữ theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể, qua đó tăng cường sức khỏe và an vui tận hưởng cuộc sống viên mãn.

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ