Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý của nữ giới. Vì vậy, khi bị rối loạn nội tiết tố nữ, phái đẹp sẽ phải gánh chịu hàng loạt vấn đề bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Lúc này, hiểu rõ các dấu hiệu và phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ là rất cần thiết. Từ đó, giúp cân chỉnh lượng hormone phù hợp theo đúng nhu cầu của cơ thể.
Mục lục
1. Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?
Các hormone trong cơ thể nữ giới được chỉ huy và điều hòa bởi hệ trục nội tiết thần kinh trung ương Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Trong đó, Estrogen, Progesterone và Testosterone là bộ 3 nội tiết tố quan trọng nhất, quyết định đến mọi đặc trưng hình thể, sắc đẹp, chức năng sinh lý cũng như khả năng sinh sản và sức khỏe của phái đẹp.
Tuy nhiên, sau tuổi 30, đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh , hệ trục suy yếu khiến bộ ba nội tiết tố này suy giảm và xáo trộn, gây ra hiện tượng thiếu hụt và cuối cùng dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết nữ. Thêm vào đó, các yếu tố tác động từ bên ngoài như căng thẳng kéo dài, môi trường ô nhiễm, lối sống không lành mạnh… có thể làm phá vỡ sự cân bằng, lượng hormone trồi sụt bất thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Khi nhắc đến nội tiết tố nữ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Estrogen. Tuy nhiên, thực chất nội tiết tố nữ không chỉ bao gồm Estrogen mà còn có những loại hormone khác. Nếu xảy ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt ở bất kỳ hormone nào, người…
2. TOP 8 dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ
2.1 Rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt là “bản báo cáo” phản chiếu rõ nét nhất tình trạng sức khỏe của người phụ nữ và có liên quan mật thiết với nội tiết tố nữ. Vì vậy, nếu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng từ chỗ rất đều đặn bỗng nhiên kéo dài ra, rút ngắn lại hoặc ngày thất thường thì đó là một trong những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ.
2.2 Hay mắc bệnh phụ khoa
Hormone Estrogen có vai trò tăng tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo khi quan hệ. Do đó, khi rối loạn nội tiết tố làm việc sản sinh Estrogen gặp trục trặc, thành âm đạo sẽ không thể tiết đủ dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm môi trường âm đạo. Từ đó, phá vỡ sự cân bằng độ pH trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm phụ khoa tấn công, gây viêm nhiễm phụ khoa, khô âm đạo.
2.3 Giảm ham muốn tình dục
Thông thường, cảm giác ham muốn hay khoái cảm khi quan hệ ở người phụ nữ là do hormone Estrogen và Progesterone mang lại. Ngoài ra, cơ thể phụ nữ còn sản xuất lượng nhỏ Testosterone, góp phần chi phối và duy trì ham muốn ở nữ giới. Vì vậy, khi bộ ba nội tiết tố thay đổi, mất cân bằng sẽ dẫn đến hiện tượng giảm hứng thú khi quan hệ, khó đạt khoái cảm, về lâu dài người phụ nữ dễ rơi vào trạng thái lãnh cảm.
2.4 Huyết áp tăng bất thường
Rối loạn nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng huyết áp trong cơ thể. Bởi hormone Aldosteron cân bằng giúp tỷ lệ giữa natri và nước trong cơ thể được ổn định. Nếu cơ thể bị mất cân bằng lượng hormone này sẽ làm cho natri dư thừa từ đó tăng tình trạng trữ nước khiến huyết áp tăng cao bất thường.
2.5 Thường xuyên mệt mỏi
Cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng mệt mỏi khi làm việc gắng sức hoặc làm việc trong thời gian dài. Thế nhưng, nếu như lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp kể cả khi không làm gì thì đây chính là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng mà chị em phụ nữ cần phải đề phòng. Bên cạnh đó, lượng hormone Estrogen và Cortisol xuống quá thấp cũng là nguyên nhân gây mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
2.6 Đổ mồ hôi nhiều không rõ nguyên do
Hiện tượng đổ nhiều mồ hôi thường xuất hiện ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Thế nhưng, nếu nhận thấy tình trạng cơ thể bỗng nhiên tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ nội tiết tố trong cơ thể đang bị rối loạn, làm cho cơ thể mất đi khả năng kiểm soát nhiệt độ.
Đổ mồ hôi đêm là trình trạng cơ thể tiết nhiều mồ hôi vào ban đêm, có thể làm ướt gối, đệm và quần áo. Tình trạng này gây ra rất nhiều phiền toái, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và chất lượng sống của người phụ nữ.…
2.7 Tăng cân mất kiểm soát
Tình trạng tăng cân không kiểm soát thường xuất hiện ở những người phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố. Lý do xảy ra tình trạng này xuất phát từ việc cơ thể thiếu hụt hoặc dư thừa một số loại hormone khiến cơ thể tăng tích trữ mỡ ở phần hông, eo, đùi.
2.8 Xuất hiện các vấn đề về da
Rối loạn nội tiết tố cộng thêm các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài như tia UV, khói bụi, ô nhiễm, chất độc hại, stress… là nguyên nhân tổn thương cấu trúc nền của làn da, đồng thời kích thích tăng sản sinh các hắc tố gây sạm nám. Vì vậy, da thường nổi mụn bất thường, khô, mỏng, thiếu mịn màng, chảy xệ, nhăn nheo, xuất hiện tàn nhang, đồi mồi…
3. Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố ở nữ giới
Rối loạn nội tiết thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Bởi lúc này hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng đã suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố nữ. Ngoài ra, tình trạng rối loạn nội tiết còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
3.1 Áp lực, căng thẳng kéo dài
Căng thẳng, lo âu, stress kéo dài hay trầm cảm sau sinh gây hiện tượng giảm nồng độ hormone Progesterone, từ đó tạo ra sự chênh lệch với lượng hormone Estrogen trong cơ thể. Đây cũng được xem là nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, làm phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố nữ.
3.2 Lạm dụng thuốc tránh thai
Để ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn, không ít người lựa chọn sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu của thuốc tránh thai là Estrogen tổng hợp. Do đó, nếu lạm dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ đẩy hàm lượng Estrogen tăng cao trong khi hormone Progesterone thấp hơn nhiều.
3.3 Độc tố từ thực phẩm
Thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp chứa nhiều chất phụ gia bảo quản có thể làm tăng hàm lượng Estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố. Thêm vào đó, nếu bạn có sở thích ăn đồ ngọt thì cần phải hạn chế bởi tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang dễ làm suy giảm nội tiết.
4. Rối loạn nội tiết tố làm đảo lộn “trật tự” cuộc sống của phái đẹp
Có thể thấy rằng, tình trạng rối loạn nội tiết nữ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sinh lý của chị em, cụ thể gây khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn khiến hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ. Rối loạn nội tiết tố cũng làm phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe như rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, cáu gắt….
Thêm vào đó, vẻ ngoài xuống sắc với làn da nhăn nheo, sạm nám, đồi mồi, tóc khô xơ, chẻ ngọn, cơ thể ngấn mỡ, sồ sề, tăng cân không kiểm soát… khiến chị em mất tự tin trong công việc và cuộc sống
5. Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ như thế nào?
Khi xuất hiện các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ, việc đầu tiên chị em cần làm là đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tiến hành xét nghiệm 7 chỉ số: Estrogen, Progesterone, Testosterone, FSH, AMH, LH và Prolactin. Thông qua kết quả xét nghiệm hormone nếu phát hiện tình trạng bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định điều trị rối loạn nội tiết tố nữ theo hướng dùng thuốc hay không dùng thuốc.
5.1 Cách chữa rối loạn nội tiết tố bằng thuốc
“Rối loạn nội tiết tố nên uống thuốc gì?” là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Theo đó, một số loại thuốc thường được dùng để khắc phục tình trạng này bao gồm:
Nhóm thuốc điều trị triệu chứng
Bao gồm các loại thuốc thường gặp như thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt, thuốc an thần, thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ do buồng trứng đa nang… có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để dùng đúng loại và liều lượng hàng ngày. Không nên lạm dụng vì nhiều loại thuốc có tác dụng phụ
Ví dụ như một số thuốc điều hòa kinh nguyệt có thể gây teo buồng trứng, rong kinh, mang thai ngoài tử cung. Một số loại thuốc an thần nếu dùng quá liều có thể gây ra tình trạng hôn mê, mất ý thức, thậm chí là tử vong.
Nhóm thuốc bổ sung nội tiết tố
Đứng trước sự tụt dốc trầm trọng về nhan sắc, sức khỏe và đời sống sinh lý, nhiều chị em đã tìm đến các loại thuốc bổ sung nội tiết tố với mong muốn “bù đắp” sự thiếu hụt nội tiết trong cơ thể, bao gồm liệu pháp hormone thay thế (HRT) và viên uống bổ sung Estrogen. Đây là phương pháp hỗ trợ cung cấp nội tiết tố từ bên ngoài vào cơ thể theo liều lượng chỉ định nhằm cải thiện những tình trạng liên quan đến mất cân bằng nội tiết tố.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những liệu pháp này dù cho tác dụng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, ung thư nội mạc tử cung, rong kinh, tức ngực, ung thư vú… Do đó, trước khi sử dụng các phương pháp này, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước, đồng thời, tuân thủ theo hướng dẫn chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa và chủ động thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Khi được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bản thân bị thiếu hụt nội tiết tố, nhiều chị em đã tìm đến thuốc tăng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng có thể khiến người dùng phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc nội…