Khô âm đạo sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khô âm đạo sau sinh xảy ra vô cùng phổ biến. Vậy đâu là nguyên nhân và làm thế nào để khắc phục hiệu quả tình trạng này? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu các thông tin cần biết về tình trạng khô âm đạo sau sinh trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân âm đạo phụ nữ thường bị khô sau sinh

Theo các chuyên gia, để quan hệ tình dục trở lại, phụ nữ sinh thường cần ít nhất 6 tuần, còn phụ nữ sinh mổ có thể cần hơn 2 tháng. Đây là khoảng thời gian để tử cung dần hồi phục, tầng sinh môn bị rạch khi chuyển dạ được lành lại và đàn hồi (đối với sinh thường), lành vết mổ đường bụng (đối với sinh mổ)… Tuy nhiên, dù đã trở qua thời gian trên thì đời sống sinh lý của phụ nữ vẫn chưa bình thường ngay được. Không chỉ khó “lên đỉnh”, không thoải mái khi giao hợp, người phụ nữ còn phải đối mặt với vấn đề khô âm đạo sau sinh. 

Nguyên nhân của tình trạng trên là do rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là sự suy giảm của Estrogen – nội tiết tố giúp các tế bào tuyến ở cổ tử cung tiết chất bôi trơn tự nhiên cho âm đạo. 

Trong quá trình mang thai, để nuôi dưỡng, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và giúp cơ thể sẵn sàng sinh em bé, nồng độ các nội tiết tố sẽ tăng lên. Sau khi sinh, cơ thể sẽ tự điều về trạng thái như trước khi mang thai. Chính sự thay đổi nồng độ nội tiết tố này là lý do đầu tiên gây ra chứng khô hạn sau sinh. Một số dấu hiệu khác cho thấy nồng độ nội tiết tố nữ đang bị sụt giảm đột ngột sau sinh gồm tức ngực, đầy bụng, đau bụng dưới…

Đối với người phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, động tác mút sữa của bé sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra nội tiết có tên Prolactin. Mặc dù Prolactin giúp mẹ có nhiều sữa nhưng nội tiết tố này này lại gây ức chế sản xuất Estrogen. Kèm theo tình trạng căng thẳng do chăm sóc con, tự ti về vẻ ngoài (nám thai kỳ, cơ thể sồ sề), lượng Estrogen ngày càng suy giảm nhiều hơn khiến cho chứng khô âm đạo xảy ra và ngày càng tồi tệ hơn. 

Chưa dừng lại ở đó, do sự bất ổn của các nội tiết tố khác, người phụ nữ sau sinh còn có thể gặp các triệu chứng giống phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, tóc khô xơ và gãy rụng.

2. Khô âm đạo sau sinh, bao lâu phục hồi bình thường?

Thời gian phục hồi chứng khô hạn sau sinh ở mỗi người không giống nhau. Đối với những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì thời gian phục hồi chứng khô âm đạo sẽ khá lâu. Chỉ khi ngừng cho con bú, nồng độ Prolactin và Estrogen mới về mức bình thường. Lúc này âm đạo mới có thể “ẩm ướt” trở lại. 

Đối với những người phụ nữ không hoặc không thể nuôi con bằng sữa mẹ, có thể bị áp lực từ việc chăm sóc con nhỏ, tự ti về cơ thể hoặc những vấn đề khác, khiến nội tiết tố vẫn chưa thể ổn định ngay được. Vì thế một số người vẫn bị chứng khô hạn sau sinh dai dẳng.

3. Khô âm đạo sau sinh có nên bổ sung Estrogen không?

Để bổ sung Estrogen từ bên ngoài có hai cách phổ biến hiện nay là viên uống bổ sung Estrogen và liệu pháp hormone thay thế (HRT). Do bổ sung trực tiếp lượng Estrogen mà cơ thể đang thiếu nên những phương pháp này có hiệu quả rất nhanh. Thế nhưng các chuyên gia cũng cảnh bảo chị em, nhất là những người mới sinh xong không nên tự ý sử dụng các phương pháp này bởi việc lạm dụng hay dùng sai liều lượng cũng có thể khiến người dùng đối mặt với các rủi ro về sức khỏe như tăng huyết áp đột ngột, khó thở, nhồi máu cơ tim… 

Bên cạnh phụ nữ sau sinh, các phương pháp bổ sung Estrogen từ bên ngoài còn chống chỉ định với những trường hợp khác như:

  • Nghi ngờ có thai. 
  • Chảy máu bất thường âm đạo.
  • Có tiền sử bị nhồi máu cơ tim hay bị huyết khối, có bệnh về gan.
  • Bệnh nhân bị u xơ tử cung, hoặc có khả năng bị ung thư vú, cổ tử cung. 

4. Phương pháp tự nhiên khắc phục tình trạng khô âm đạo sau sinh

4.1 Chia sẻ với nửa kia

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra khô hạn và khiến tình trạng này trầm trọng hơn. Vì thế, thay vì chịu đựng một mình, chị em nên trao đổi với chồng cảm xúc của mình và những vấn đề khiến bản thân lo lắng như chăm sóc con, vẻ ngoài, cảm giác bị bỏ rơi…

Ngoài ra, do lo lắng rằng nếu để chồng “nhịn” quá lâu có thể khiến chồng ngoại tình nên nhiều chị em cố “chiều” chồng. Thế nhưng vì âm đạo đang bị khô nên quá trình giao hợp có thể khiến chị em đau rát, khó chịu và thậm chí là sợ hãi. Đối với vấn đề này, chị em cũng nên thẳng thắn với chồng. 

Về phía người chồng, khi quan hệ sau sinh nên chú ý màn dạo đầu để tạo sự hưng phấn cho vợ. Đồng thời tránh những động tác thô bạo vì có thể ảnh hưởng đến tâm lý của vợ và gây căng thẳng.

4.2 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống có thể cải thiện một phần chứng khô âm đạo sau sinh. Theo đó, một số nhóm dưỡng chất có thể giúp âm đạo thêm phần ẩm ướt bao gồm thực phẩm giàu Vitamin A (cà rốt, sữa, trứng, bí ngô, khoai lang…), thực phẩm giàu Vitamin C (cà chua, ớt chuông, dâu tây, rau ngót, đu đủ, súp lơ…), thực phẩm giàu axit béo Omega-3 (cá hồi, cá ngừ, cá mòi, hạt lanh, hạt hướng dương, dầu oliu…)

4.3 Tập luyện thể dục thể thao 

Thực hiện các bài tập thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, ngồi thiền… không chỉ giúp chị em nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh mà còn có tác dụng giảm căng thẳng hiệu quả, từ đó giảm tình trạng khô âm đạo. Bên cạnh đó, chị em cũng có thể áp dụng các bài tập Kegel để tăng cường khoái cảm khi quan hệ. 

4.4 Vệ sinh âm đạo đúng cách

Để giúp âm đạo phục hồi nhanh hơn, đồng thời phòng tránh các bệnh viêm nhiễm, chị em cần vệ sinh âm đạo đúng cách. Cụ thể, chị em không nên lạm dụng hay thụt rửa quá sâu. Khi vệ sinh, cần theo thứ tự từ trước ra sau để tránh vi khuẩn ở hậu môn gây viêm nhiễm âm đạo. Đồng thời ưu tiên dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp với độ pH tự nhiên của âm đạo là từ 3,8 – 4,4 để giúp cân bằng hệ vi sinh có lợi, ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển.

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ