Có nên bổ sung Estrogen bằng thuốc? Dùng sao cho đúng?

Bổ sung Estrogen từ bên ngoài thường được nhiều người lựa chọn khi gặp phải một số vấn đề do thiếu hụt nội tiết tố này gây ra. Tuy nhiên, đây lại là con dao hai lưỡi, có thể gây ra tác dụng phụ và không phải ai cũng có thể dùng được.

Estrogen là một hormone sinh dục nữ, được sản xuất chủ yếu bởi buồng trứng. Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, sắc đẹp cũng như sinh lý của chị em. Tuy nhiên, theo thời gian, sự lão hóa tự nhiên khiến hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng suy yếu, dẫn đến việc sản sinh lượng Estrogen và các hormone quan trọng khác bị suy giảm. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Estrogen và làm mất cân bằng lượng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới.

Khi nồng độ Estrogen giảm mạnh quá mức, phụ nữ có thể đối mặt với hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như: rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, bốc hỏa, cáu gắt, vô sinh, loãng xương, ngực chảy xệ, tăng cân, da có nhiều nếp nhăn, nám sạm… Chính vì vậy, để khắc phục những hậu quả do tình trạng thiếu hụt nội tiết tố này, nhiều chị em đã tìm kiếm và chọn mua thuốc Estrogen để bổ sung.

1. Bổ sung Estrogen gồm những loại nào? 

Hiện có các loại thuốc Estrogen phổ biến, bao gồm:

1.1 Liệu pháp hormone thay thế 

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là một liệu pháp được sử dụng để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Với liệu pháp hormone thay thế, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa thuốc là dẫn chất Estrogen, thường kết hợp thêm chất dẫn Progesterone hay còn gọi Progestin.

Liệu pháp kết hợp này thường dành cho những phụ nữ chưa thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Đối với những phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung, các bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp bổ sung Estrogen với liều lượng thấp. Sản phẩm này hiện tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như vòng âm đạo, gel, thuốc xịt, thuốc viên hoặc miếng dán.

1.2 Viên uống bổ sung Estrogen

Đây là phương pháp sử dụng viên uống bổ sung Estrogen đơn độc từ bên ngoài. Tương tự như các liệu pháp trên, việc sử dụng thuốc này cũng cần có sự kê đơn từ bác sĩ và chỉ định dùng theo đúng liều lượng.

Chị em tuyệt đối không tự ý bổ sung bởi trên thị trường xuất hiện tràn lan các loại thuốc bổ sung nội tiết nữ trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Nếu sử dụng nhầm hoặc sai cách có thể gây nhiều hậu quả khôn lường đối với sức khỏe, ảnh hưởng đến các bộ phận tim, não, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư.

2. Thuốc Estrogen: Nên dùng sao cho đúng?

Có thể nói, việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế hay thuốc Estrogen được ví như “con dao hai lưỡi”. Bởi bên cạnh những lợi ích giúp giảm nhanh các triệu chứng mãn kinh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu dùng không đúng chỉ định và điều trị kéo dài, có thể sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như: nhồi máu cơ tim; nguy cơ đột quỵ và huyết khối tĩnh mạch; các bệnh về vú như đau, cương, ung thư vú; tăng huyết áp; bệnh túi mật.

Không chỉ vậy, khi sử dụng ở liều cao, thuốc ức chế ngược làm cơ thể ngừng sản xuất Estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa.

Theo đó, trước khi bổ sung Estrogen, người sử dụng nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ càng xem có cần thiết phải dùng thuốc Estrogen hay không. Nếu có chỉ định điều trị bằng thuốc, phải được khám lâm sàng cẩn thận và thực hiện đầy đủ xét nghiệm cần thiết để loại trừ những trường hợp có nguy cơ cao về ung thư và nhóm chống chỉ định sử dụng Estrogen.

Đặc biệt, trong quá trình sử dụng, cần tuyệt đối tuân thủ theo đơn điều trị của bác sĩ cũng như theo dõi thường xuyên và chặt chẽ. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Các trường hợp không được bổ sung Estrogen từ bên ngoài 

Những trường hợp không được chỉ định bổ sung Estrogen, bao gồm:

  • Người trong gia đình có bà, mẹ, chị hoặc em bị ung thư cổ tử cung, ung thư vú.
  • Những người ra huyết âm đạo nhưng chưa rõ nguyên nhân.
  • Người có khối u ở tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.
  • Mắc các bệnh về gan mật.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Có khối u lành tính và ác tính ở vú.
  • Bị lạc nội mạc tử cung.
  • Người mắc bệnh về tim mạch, tai biến mạch máu não.
  • Bị tiểu đường, huyết khối tắc mạch.
  • Bệnh Lupus ban đỏ.

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ