Viêm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mặc dù viêm âm đạo xảy ra khá phổ biến, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này. Điều này dẫn đến nhiều chị em có cảm giác mặc cảm, tự ti và âm thầm chịu đựng, từ đó khiến bệnh ngày tồi tệ và trầm trọng hơn.

1. Viêm âm đạo là gì?

Theo Hiệp hội Hóa học Lâm sàng Hoa Kỳ (AACC), viêm âm đạo (hay còn được gọi là viêm vùng kín, Vaginitis) là một thuật ngữ chung cho các rối loạn của âm đạo do nhiễm trùng, viêm hoặc môi trường bên trong âm đạo có sự thay đổi. Các dấu hiệu viêm âm đạo bao gồm:

  • Dịch âm đạo nhiều. 
  • Dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc màu vàng, thậm chí có mủ, lẫn máu và mùi hôi.
  • Ngứa âm hộ.
  • Tiểu buốt rát và có thể có lẫn máu. 
  • Đau hạ vị (vùng bụng dưới rốn) hoặc đau khi quan hệ tình dục.

2. 5 nguyên nhân gây viêm âm đạo

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo như:

  • Nhiễm trùng nấm Candida: Thường xảy ra trong giai đoạn thời kỳ mang thai, tiền mãn kinhmãn kinh hoặc khi hệ miễn dịch của phụ nữ bị suy yếu.
  • Nhiễm Trichomonas: Đây là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) do ký sinh trùng nguyên sinh Trichomonas vaginalis gây ra. 
  • Dị ứng với hóa chất có trong xà phòng, băng vệ sinh, bao cao su…
  • Lạm dụng các loại thuốc gây mất cân bằng pH âm đạo như thuốc tránh thai, kháng sinh… có thể gây ra viêm âm đạo.
  • Rối loạn nội tiết tố: Điều này làm cho quần thể vi khuẩn trong âm đạo xáo trộn, từ đó thay đổi độ pH âm đạo và làm cho âm đạo của phụ nữ dễ bị viêm.
Rối loạn nội tiết tố nữ: 8 dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý của nữ giới. Vì vậy, khi bị rối loạn nội tiết tố nữ, phái đẹp sẽ phải gánh chịu hàng loạt vấn đề bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ…

3. Những biến chứng của viêm âm đạo

Khi xuất hiện dấu hiệu viêm âm đạo, nhiều chị em mặc cảm, tự ti nên ngại đi khám mà tự chịu đựng. Điều này rất không tốt bởi khi để viêm vùng kín trở nặng, chị em có thể phải đối mặt với các biến chứng như:

  • Gây khó chịu, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và đời sống tình dục. 
  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn ngược dòng và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm khác như: viêm vùng chậu, viêm đường tiết niệu, viêm niêm mạc tử cung.
  • Khí hư ra nhiều do viêm âm đạo kéo dài sẽ là tắc nghẽn ống dẫn trứng cản trở trứng gặp tinh trùng. Đồng thời pH âm đạo thay đổi, cản trở đường di chuyển tinh trùng nên khiến cho phụ nữ khó thụ thai.
  • Làm gia tăng tỷ lệ sinh non, sẩy thai, thai sinh ra bị dị tật hoặc chậm phát triển về thể chất và trí não… 
  • Là con đường dễ lây nhiễm các bệnh xã hội qua những tổn thương ở bộ phận sinh dục như: giang mai, bệnh sùi mào gà, lậu…

4. Nên làm gì khi có dấu hiệu viêm âm đạo?

4.1. Gặp bác sĩ chuyên khoa

Khi xuất hiện các dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, từ đó lên phác đồ điều trị kịp thời.

4.2. Điều trị bằng thuốc

Kem chống nấm (Clotrimazole) hoặc Metronidazole (Flagyl), Tinidazole (Tindamax) là những loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm vùng kín. Tuy nhiên, chị em không nên tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh hoặc hạn chế tối đa sự xuất hiện của những tác dụng phụ.

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ