Trầm cảm là bệnh lý tâm thần nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động, có thể khiến người bệnh kích động, tự hủy hoại bản thân hoặc gây hại cho những người xung quanh. Do đó, nhận diện sớm các dấu hiệu bệnh trầm cảm rất quan trọng, nhằm giúp điều trị bệnh kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề.
Dưới đây là TOP 10 triệu chứng trầm cảm mà bạn nên lưu ý.
Nội dung
1. Mất tập trung
Đây là biểu hiện trầm cảm dễ nhận biết. Khi mắc trầm cảm, người bệnh thường rất khó tập trung, ngay cả khi đọc sách hay xem tivi… Họ suy nghĩ chậm chạp hơn và có thể trở nên đãng trí.
2. Dễ cáu gắt, tức giận
Lo âu, dễ bị kích thích, cáu gắt hay buồn vô cớ… là những dấu hiệu trầm cảm. Sự thay đổi tâm trạng này có thể là hệ quả của tình trạng mất ngủ, thiếu chất dinh dưỡng do người bệnh bị rối loạn ăn uống trong thời gian dài.

Tâm trạng của người bệnh trầm cảm thường trong trạng thái bi quan, dễ bị kích động. Do đó, bạn nên tránh có những hành động, lời nói kích thích họ để hạn chế tối đa những xung đột.
3. Buồn phiền – Dấu hiệu bệnh trầm cảm dễ nhận biết
Triệu chứng trầm cảm dễ nhận biết nhất là bạn luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, cảm giác tuyệt vọng và không còn niềm tin vào bản thân. Ánh mắt người bệnh trở nên lờ đờ, thiếu năng lượng, gương mặt rầu rĩ và hay than phiền về cuộc sống.
4. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ cũng là một trong những biểu hiện bệnh trầm cảm. Trong đó, có đến 95% trường hợp người bệnh trầm cảm bị mất ngủ. Người bệnh cảm thấy trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ hoặc khó có thể duy trì giấc ngủ như người bình thường (ngủ ít hơn, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm…). Đáng quan ngại hơn, họ có thể thức trắng cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày, dẫn đến cơ thể bị suy nhược. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bệnh cảm thấy buồn ngủ và ngủ quá nhiều.

5. Luôn có cảm giác tội lỗi, vô dụng
Đi kèm với tâm trạng buồn bã, luôn có cảm giác tội lỗi hay bản thân thua kém người khác cũng dấu hiệu trầm cảm mà bạn nên lưu ý. Người bệnh có thể mất tự tin, tự trách mình ngay cả khi chỉ mắc những lỗi nhỏ. Nhất là khi cãi vã với người thân, cảm giác tội lỗi ngày càng tăng lên hoặc người bệnh có thể tự hoang tưởng, tự buộc tội chính mình.
Đây chính là những cảm giác khiến họ càng trở nên tiêu cực, tuyệt vọng và cảm thấy mình trở nên vô dụng.
6. Triệu chứng đau
Các cơn đau và trầm cảm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chịu đựng các cơn đau mãn tính trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và ngược lại, trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ đau lưng, đau đầu mãn tính, đau cơ khớp…
7. Mệt mỏi, kiệt sức
Cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân hoặc mất hết năng lượng cũng có thể là triệu chứng trầm cảm. Người bị trầm cảm sẽ thường cảm thấy mệt mỏi hơn vào buổi sáng, mất hết hứng thú, thấy kiệt sức và không muốn làm gì. Trong những trường hợp trầm cảm nặng, người bệnh có thể không còn thực hiện được các công việc đơn giản hàng ngày như nấu cơm, giặt quần áo…

8. Cân nặng đột ngột thay đổi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cân nặng thay đổi. Nhưng trọng lượng cơ thể tăng hay giảm trên 5% trong vòng 1 tháng thì đó chính là một triệu chứng bất thường.
Trong trường hợp cân nặng đột ngột thay đổi, kèm theo các biểu hiện như người mệt mỏi, buồn bã, rối loạn giấc ngủ, mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn hay nhịn ăn hoàn toàn hoặc thèm ăn vô độ… thì rất có thể đây là dấu hiệu trầm cảm.
9. Giảm ham muốn tình dục
Đi kèm với những thay đổi tiêu cực về sức khỏe, tâm trạng, đời sống tình dục của người bệnh trầm cảm cũng có nhiều rắc rối. Do tâm trạng chán nản, buồn bã và tự cho rằng đã mất hết các sở thích trước đây, kể cả ham muốn tình dục cũng suy giảm, nữ giới có thể bị lãnh cảm, nam giới bị rối loạn cương dương. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có một số biểu hiện trầm cảm khác như cảm thấy không thoải mái khi quan hệ tình dục hay không có sự gắn kết với người bạn đời.
10. Nghĩ về cái chết, có ý định hoặc hành vi tự sát
Không chỉ buồn bã, cảm thấy tội lỗi, với những người bệnh trầm cảm nặng, họ còn thường xuyên có những suy nghĩ về cái chết. Từ đó, khiến họ có những hành động làm tổn thương bản thân, lên kế hoạch tự tử hay thậm chí có hành vi tự sát.
Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất khi mang thai, giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh. Nguyên nhân là do, trong những giai đoạn này, nội tiết tố bị xáo trộn, ảnh hưởng đến Serotonin – hormone có vai trò điều chỉnh tâm trạng nên phụ nữ dễ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, căng thẳng, cáu gắt…
Có thể bạn quan tâm:
- Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh nên điều trị như thế nào
- Nguyên nhân trầm cảm sau sinh và top 10 dấu hiệu nhận biết
- Bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi không?
Với các trường hợp trầm cảm do rối loạn nội tiết tố nữ, phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, an toàn là kích thích cơ thể tự điều hòa nội tiết tố nữ bằng các sản phẩm đường uống chứa tinh chất thiên nhiên quý.
Thành phần chứa nhiều dưỡng chất thiên nhiên quý, nổi bật là Lepidium Meyenii, Angela Gold giúp điều hòa và ổn định nội tiết tố nữ, cải thiện hiệu quả tình trạng căng thẳng, rối loạn lo âu ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh. Đồng thời, Angela Gold còn chứa P. Leucotomos có tác dụng cải thiện cấu trúc nền của da, nuôi dưỡng làn da căng sáng rạng ngời, thăng hạng nhan sắc, giúp phụ nữ thêm tự tin trong cuộc sống. Sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng.