Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày do đâu? Cách điều trị hiệu quả?

Kinh nguyệt kéo dài bất thường trên 7 ngày là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tâm sinh lý của phái đẹp. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tăng nguy cơ vô sinh về sau. 

1. Kinh nguyệt ra nhiều kéo dài là gì?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ trưởng thành, khỏe mạnh diễn ra trung bình 28 ngày, có thể dao động 22 – 35 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày và lượng máu mất đi mỗi kỳ kinh là 50 – 80ml. Nếu kinh nguyệt diễn tiến bất thường trên 7 ngày và máu kinh tiết ra hơn 80ml/chu kỳ thì đây gọi là hiện tượng rong kinh (kinh nguyệt kéo dài). 

2. Triệu chứng kinh nguyệt kéo dài 

Để nhận biết chính xác tình trạng rong kinh, bạn có thể căn cứ theo các triệu chứng phổ biến sau:

  • Máu kinh ra nhiều và liên tục trên 7 ngày. 
  • Xuất huyết nặng bất thường trong hai 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp. 
  • Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm.
  • Máu kinh vón thành cục lớn, kèm theo cơn đau thắt ở bụng dưới. 
  • Mệt mỏi, thở dốc, có triệu chứng của thiếu máu nếu kinh nguyệt kéo dài kèm theo cường kinh (tình trạng máu kinh ra nhiều, ồ ạt và liên tiếp nhiều ngày).

Nếu các triệu chứng của rong kinh lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt, bạn cần chủ động gặp bác sĩ ngay để được theo dõi, chẩn đoán và tìm ra giải pháp điều trị kịp thời, giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe và phiền toái sinh hoạt hàng ngày.

3. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài 

Nguyên nhân gây rong kinh được chia thành hai loại: Rong kinh cơ năng và rong kinh do nguyên nhân thực thể. 

3.1 Rong kinh cơ năng

Rong kinh cơ năng xuất phát từ sự rối loạn nội tiết tố nữ trong cơ thể. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở giai đoạn dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. 

Giai đoạn dậy thì

Trong 2 năm đầu tiên sau khi có kinh nguyệt, nữ giới thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt kéo dài. Nguyên nhân là do hoạt động của buồng trứng, tử cung và nội tiết tố nữ chưa ổn định. Vì vậy, chu kỳ nguyệt san có thể bị rối loạn và xuất huyết nhiều hơn. 

Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh

Kinh nguyệt kéo dài là một tín hiệu cảnh báo giai đoạn tiền mãn kinhmãn kinh đang “gõ cửa” cuộc sống của phái đẹp. Ở giai đoạn này, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy yếu, hoạt động lệch nhịp, cộng thêm các yếu tố khác như căng thẳng, ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng không hợp lý… dẫn đến sự trồi sụt bất thường của bộ 3 nội tiết tố nữ quan trọng Estrogen, Progesterone, Testosterone. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, điển hình như kinh nguyệt thưa dần, ra máu kéo dài và nhiều hơn, gây ra những trục trặc sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống của chị em. 

Như vậy, kinh nguyệt kéo dài là một dấu hiệu của sự rối loạn nội tiết tố nữ từ sau tuổi 30. Để điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, giải pháp tốt nhất là chăm sóc tốt hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng nhằm kích thích cơ thể tự sản sinh và cân chỉnh nội tiết tố nữ theo đúng và đủ nhu cầu mỗi người. 

3.2 Rong kinh do nguyên nhân thực thể

Các tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung… là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ. Lúc này, chị em cần gặp bác sĩ phụ khoa ngay để được tư vấn và chỉ định biện pháp điều trị thích hợp, giảm các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản về sau. 

3.3 Nguyên nhân khác

Rong kinh còn xuất phát từ những nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Đặt vòng tránh thai trong buồng tử cung.
  • Tác dụng phụ của thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc nội tiết Estrogen và Progestin, thuốc chống đông máu như Warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc Enoxaparin (Lovenox).
  • Rối loạn đông cầm máu như xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh Von Willebrand. 
  • Các bệnh lý khác như bệnh gan hoặc bệnh thận. 

4. Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày có sao không?

Nhiều chị em chủ quan cho rằng kinh nguyệt kéo dài là một hiện tượng sinh lý bình thường, chủ yếu do chế độ ăn uống hoặc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trên thực tế, máu kinh ra nhiều và diễn tiến trên 7 ngày là một dấu hiệu bất thường, cảnh báo cơ thể đang gặp phải những trục trặc về sức khỏe. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn tới bệnh thiếu máu mãn tính, với các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, kém tập trung, giảm khả năng lao động và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Kinh nguyệt kéo dài đôi khi còn kèm theo khí hư, đau bụng dưới và căng tức ngực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của chị em. Không chỉ vậy, tình trạng ra máu kéo dài còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục và tăng nguy cơ vô sinh. Đây cũng là nguyên nhân làm rạn nứt đời sống hôn nhân, khiến người phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng, khó chịu và thậm chí là sợ hãi khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Đặc biệt, rong kinh do sự xáo trộn nội tiết tố nữ còn kéo theo sự tụt dốc không phanh về sức khỏe, sắc đẹp lẫn sinh lý. Điển hình là cơ thể thường xuyên gặp phải những bất ổn như giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo và khó đạt khoái cảm khi quan hệ, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, cáu gắt, mất ngủ, trầm cảm. 

Trong giai đoạn này, làn da cũng trở nên khô nhăn, sạm nám, lỏng lẻo, chùng nhão, xuất hiện nếp nhăn trên khuôn mặt, phụ nữ dễ bị rối loạn chuyển hóa, tăng cân, rụng tóc và gãy móng tay. Vì thế, các chuyên gia khuyến khích, phái đẹp cần áp dụng các biện pháp điều hòa nội tiết tố nữ từ bên trong để giảm thiểu những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.

5. Các cách điều trị kinh nguyệt kéo dài

Các bác sĩ chỉ định bạn thực hiện các kỹ thuật y tế như xét nghiệm máu, xét nghiệm Pap, siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung, nong nạo tử cung, soi ổ bụng, chụp tử cung vòi trứng hoặc nội soi tử cung, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh. 

Tùy vào mỗi nguyên nhân cụ thể mà sẽ có những phương pháp điều trị kinh nguyệt kéo dài phù hợp. Trong đó, sử dụng các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt, điều trị bệnh lý phụ khoa hay áp dụng cách chữa rong kinh tự nhiên là những phương pháp được nhiều người lựa chọn. 

5.1. Điều trị kinh nguyệt kéo dài bằng thuốc

Rong kinh có thể được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc sau:

Thuốc có tác dụng cầm máu 

Đây là loại thuốc chứa thành phần Axit Tranexamic, có công dụng giảm chảy máu kinh nguyệt từ 29 – 58% bằng cách giảm hóa lỏng máu bị vón cục từ các tiểu động mạch trong nội mạc tử cung. 

Thuốc cầm máu không nên chủ quan khi sử dụng do thuốc gây ra một số phản ứng có hại như đau đầu, mệt mỏi và đau bụng. Đối với người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh huyết khối tắc mạch (rối loạn tăng đông máu, tắc động mạch võng mạc, huyết khối não, huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi) lưu ý không sử dụng nhóm thuốc này. Ngoài ra cần kiểm tra, tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với các trường hợp bị chảy máu đường tiết niệu hoặc tắc nghẽn do hình thành cục máu đông, suy thận, các bệnh nhân sử dụng thuốc nội tiết tránh thai. 

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Thuốc kháng viêm không steroids có công dụng giảm sản xuất Prostaglandin – hoạt chất có liên quan đến co thắt và xuất huyết tử cung, qua đó giảm 20 – 49% lượng máu tiết ra, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt kéo dài kèm theo triệu chứng đau bụng kinh. 

Các trường hợp sử dụng thuốc kháng viêm không steroids nên tuân theo nguyên tắc kê toa của bác sĩ. Nên dùng thuốc trong 21 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, sau đó ngưng 7 ngày. Nếu xuất hiện các phản ứng phụ như chuột rút vùng bụng, ợ nóng, buồn nôn và nôn, viêm loét dạ dày tá tràng, ù tai, đau đầu, tăng huyết áp, khó thở, nổi mề đay, bạn cần liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn xử lý hoặc ngưng dùng thuốc. 

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai chứa Estrogen và Progesterone có tác dụng giảm lượng máu kinh, cải thiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài cho phụ nữ. Tuy nhiên, thuốc cần tránh sử dụng ở các bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh huyết khối tắc mạch, bệnh tim mạch, tăng huyết áp không kiểm soát, rối loạn đông máu, đái tháo đường, đau nửa đầu, bệnh vú hay ung thư nội mạc tử cung, để ngăn ngừa những nguy hại cho sức khỏe. 

Xem thêm

5.2 Điều trị rong kinh do bệnh lý phụ khoa 

Nếu rong kinh xuất phát từ các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung hoặc buồng trứng đa nang thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị, từ đó giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt kéo dài gây ra. 

Nếu việc dùng thuốc không có hiệu quả, các bác sĩ chỉ định bạn thực hiện các cuộc phẫu thuật như nong nạo tử cung, soi tử cung hoặc các phương pháp khác như cắt đốt nội mạc tử cung, nạo nội mạc tử cung, cắt bỏ tử cung và cổ tử cung. Cần lưu ý các can thiệp ngoại khoa trên chỉ áp dụng cho phụ nữ lớn tuổi, không có nhu cầu sinh con do nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới tương đối cao. 

5.3 Điều chỉnh lối sống

Thay đổi lối sống lành mạnh có tác động tích cực tới chu kỳ nguyệt san của bạn:

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc và đúng giờ (6 – 8 tiếng/ngày) là bí quyết giúp điều tiết nội tiết tố nữ về trạng thái cân bằng, cải thiện hiệu quả kinh nguyệt kéo dài do rối loạn nội tiết tố gây ra. 

Vận động thường xuyên

Thực hiện các bài tập thể dục nhỏ như đi bộ, chạy bộ vào mỗi sáng 15 – 30 phút giúp bạn giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau lưng, đau đầu, chuột rút trong những ngày “đèn đỏ”. 

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Máu kinh ra nhiều và kéo dài là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và tăng nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Vì vậy, trong những ngày hành kinh, phụ nữ cần chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách. Nên thay băng vệ sinh 4 – 5 lần/ngày. Mỗi lần thay nên dùng nước đun sôi để ấm để rửa sạch, hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược nhẹ dịu để cân bằng độ pH cho âm đạo. 

Giảm căng thẳng

Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể tăng sản xuất hormone Cortisol, dẫn tới sự xáo trộn nội tiết tố nữ (Estrogen và Progesterone) và ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt của chị em. Do đó, để kiểm soát căng thẳng và ổn định kinh nguyệt, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn cơ thể bằng cách đọc sách, nghe nhạc, đồng thời thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền hoặc yoga.  

5.4 Ăn uống khoa học 

Phụ nữ bị rong kinh nên bổ sung các thực phẩm sau để giảm thiểu tình trạng máu kinh ra nhiều kéo dài:

Ngũ cốc

Với hàm lượng Glycemic thấp, các loại ngũ cốc như ngô, yến mạch, gạo nâu… có tác dụng cải thiện kinh nguyệt kéo dài do mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, chất sắt trong ngũ cốc còn kích thích sản xuất hồng cầu, khắc phục tình trạng thiếu sắt và thiếu máu do rong kinh gây ra. 

Các loại cá

Cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm là những thực phẩm giàu axit béo Omega – 3. Nhiều nghiên cứu cho thấy, axit béo Omega -3 có tác dụng giảm đau và giải quyết những vấn đề rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, bao gồm kinh nguyệt kéo dài.

Rau xanh và trái cây

Với hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa cao, các loại rau xanh và trái cây như cải bó xôi, cà rốt, đậu Hà Lan, ớt chuông, xoài, đu đủ, cam, cà chua, dưa hấu… không chỉ tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh nhiễm trùng, mà còn giúp ổn định nội tiết tố nữ, góp phần cải thiện tình trạng rong kinh. 

Thực phẩm giàu chất sắt

Kinh nguyệt ra nhiều kéo dài khiến cơ thể thiếu máu, dễ bị chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược thể trạng. Vì thế, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, gan, hải sản, các loại hạt để bù đắp lượng máu kinh bị mất, cải thiện tốt sức khỏe trong những ngày “đèn đỏ”. 

Các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh hoặc đậu đen giúp tăng cường nồng độ Estrogen trong cơ thể, qua đó cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt kéo dài hiệu quả. 

Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ