Bệnh trầm cảm có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người đang phải đối mặt với bệnh lý này. Theo chuyên gia, bệnh có thể được chữa khỏi nếu người bệnh chủ động thăm khám và phối hợp tích cực với bác sĩ. Điều này giúp bạn thay đổi suy nghĩ và hành vi theo hướng tích cực, từ đó thoải mái tận hưởng cuộc sống vui vẻ bên người thân, bạn bè.
Nội dung
1. Trầm cảm là gì? Có nguy hiểm không?
Trầm cảm là một bệnh lý liên quan đến tâm thần, xuất phát từ những rối loạn của não bộ, dẫn đến ảnh hưởng về mặt tâm lý. Tùy vào mức độ trầm cảm nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện khác nhau như buồn rầu, chán nản, mất ngủ, ăn không ngon, mất khả năng tập trung… Thống kê cho biết, bệnh trầm cảm xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đồng thời xảy ra ở mọi lứa tuổi, phần lớn là tuổi trưởng thành.

Bệnh trầm cảm không chỉ tổn hại nặng nề đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Bởi tình trạng ủ rũ, chán chường lâu ngày không có biện pháp điều trị, có thể khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm thần vận động, thường xuyên xuất hiện cảm giác tội lỗi và thực hiện các hành vi tự tử.
Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu tâm lý bất ổn, người bệnh nên gặp bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh xảy ra những hệ lụy đáng tiếc.
2. Bệnh trầm cảm có chữa được không?
Các bác sĩ cho biết, bệnh trầm cảm có thể được chữa khỏi nếu như người bệnh gặp bác sĩ sớm và áp dụng phương pháp điều trị đúng. Dưới đây là 3 cách chữa bệnh trầm cảm phổ biến hiện nay:
2.1 Dùng thuốc chống trầm cảm
Sử dụng thuốc là liệu pháp điều trị trầm cảm được nhiều người sử dụng. Hầu hết các thuốc chống trầm cảm đều có tác dụng tăng Serotonin ở não – chất có khả năng gây hưng phấn tinh thần và nhiều chức năng khác như ăn ngon, ngủ say, suy nghĩ tốt. Nhờ đó, bệnh nhân có thể giải tỏa cảm giác buồn rầu, thất vọng và chán nản.
2.2 Trị liệu tâm lý
Tâm lý trị liệu là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi “Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?”. Theo đó, bệnh có thể được cải thiện nếu người bệnh chủ động gặp nhà trị liệu và cởi mở chia sẻ những vấn đề đang gặp phải. Điều này giúp bạn xử lý những khủng hoảng hoặc khó khăn hiện tại, học cách đặt mục tiêu thực tế cho cuộc sống, cũng như mở rộng và phát triển các mối quan hệ xung quanh.

2.3 Giải pháp từ bản thân
Ngoài điều trị trầm cảm theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể kết hợp những cách cải thiện tại nhà như ngủ đủ giấc và đúng giờ, ăn uống lành mạnh, vận động thể chất bằng các bài tập yoga, đi bộ, bơi lội hoặc làm vườn.
Đồng thời, bạn cũng nên ghi chú những cách đối phó nếu triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, hoặc nhờ người thân, bạn bè theo dõi giúp các dấu hiệu bất thường (ví dụ như hành vi tự sát), để kịp thời liên hệ với bác sĩ.
3. Lưu ý gì để điều trị trầm cảm hiệu quả?
Để đạt hiệu quả từ cách trị bệnh trầm cảm, người thân và bệnh nhân nên lưu ý các thông tin sau:
3.1 Uống thuốc đúng liều
Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, nhằm ngăn ngừa trường hợp kháng thuốc (tức thuốc không còn hiệu quả với người bệnh) và hạn chế tác dụng phụ như buồn nôn, tăng cân, rối loạn tình dục, mất ngủ, táo bón…
3.2 Không tự ý ngừng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ
Nếu ngưng hoặc giảm liều lượng của thuốc đột ngột, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng buồn nôn, đổ mồ hôi, nhức đầu, mất ngủ, tăng huyết áp, tim đập nhanh, đồng thời tăng nguy cơ tái phát bệnh. Do đó, nếu muốn ngưng dùng thuốc, bạn nên giảm liều dùng từng bước theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3.3 Không tùy tiện mua thuốc
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm bệnh lý đi kèm mà đơn thuốc của mỗi người là không giống nhau. Vì vậy, dù xuất hiện những biểu hiện trầm cảm giống với bệnh nhân khác thì bạn cũng không nên tùy tiện mua thuốc, để tránh nguy cơ bệnh trở nặng.
3.4 Giảm căng thẳng trong công việc
Bệnh trầm cảm có thể xuất phát từ yếu tố căng thẳng, áp lực trong công việc và đời sống hàng ngày. Vì thế, nếu nhận thấy công việc ở nhà hoặc ở cơ quan đang quá tải, bạn nên chia sẻ với người thân và đồng nghiệp để nhận được sự giúp đỡ.
3.5 Kiên trì dùng thuốc
Hầu hết các thuốc chống trầm cảm đều phát huy công dụng khá chậm, thường là sau khoảng 2 tuần sử dụng. Điều này cũng lý giải vì sao, một người bị trầm cảm dù uống thuốc đúng cách, đúng liều đều phải trải qua thời gian khá lâu tình trạng bệnh mới được cải thiện. Chính vì vậy, để cách trị bệnh trầm cảm với thuốc đạt hiệu quả cao, hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần kiên trì sử dụng, đặc biệt là trong 1 – 2 tuần đầu.

3.6. Ổn định nội tiết tố
Nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của phụ nữ. Khi nội tiết tố bị xáo trộn, mất ổn định, Serotonin – hormone có vai trò điều chỉnh tâm trạng cũng sẽ bị ảnh hưởng và mất cân bằng. Hậu quả là phụ nữ dễ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, căng thẳng… thậm chí là trầm cảm.
Phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh là đối tượng dễ bị trầm cảm do nội tiết tố. Nguyên nhân là do lúc này, hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng đã suy yếu. Điều này khiến cho các nội tiết tố được sinh ra không còn đúng và đủ theo nhu cầu của cơ thể và dẫn đến nội tiết tố bị rối loạn.
Xem thêm:
- Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh nên điều trị như thế nào?
- Trầm cảm nên ăn gì để cải thiện?
Đối với trường hợp này, bạn có thể sử dụng Lepidium Meyenii. Đây là loại thảo dược mọc trên dãy núi Andes (Nam Mỹ), chứa các thành phần giúp tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, từ đó giúp nội tiết được sinh ra ổn định, tình trạng trầm cảm thường thấy ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh cũng nhờ đó mà được cải thiện.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh trầm cảm có chữa được không?”. Nhìn chung, đây là căn bệnh rối loạn tâm lý phức tạp. Vì vậy, ngoài dùng thuốc chống trầm cảm theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp các biện pháp trị liệu tâm lý, điều chỉnh lối sống và thường xuyên tầm soát dấu hiệu bất thường, để cải thiện bệnh hiệu quả, tránh trường hợp chuyển biến nghiêm trọng.