[Góc giải đáp] Phụ nữ tiền mãn kinh có dễ thụ thai không?

Tôi năm nay 40 tuổi, đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Nếu đời sống tình dục của hai vợ chồng diễn ra đều đặn thì tôi có thể mang thai ở thời kỳ tiền mãn kinh được không? Xác suất là bao nhiêu?

Tiền mãn kinh có dễ thụ thai không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Bởi đây là thời điểm phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt những thay đổi về sức khỏe, sắc đẹp và tâm sinh lý. Hãy cùng Angela Gold tìm hiểu bài viết dưới đây, để tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên. 

1. Tiền mãn kinh là gì? Các dấu hiệu cho thấy bạn đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là thời kỳ buồng trứng suy giảm hoạt động và bắt đầu xuất hiện những triệu chứng trước khi chuyển đổi tự nhiên sang giai đoạn mãn kinh hoàn toàn. Độ tuổi trung bình của tiền mãn kinh là 35 – 45 tuổi, có thể kéo dài 2 – 5 năm, thậm chí 10 – 15 năm tùy theo cơ địa của mỗi người. 

Mặc dù đây là quy luật tự nhiên khó tránh khỏi, song khi giai đoạn tiền mãn kinh “gõ cửa”, phái đẹp phải đối mặt với sự xuống cấp “trên diện rộng” về sức khỏe, sắc đẹp và tâm sinh lý. Cụ thể:

Về sắc đẹp

  • Da khô sạm, kém mịn màng, xuất hiện nếp nhăn và sạm nám, thiếu sức sống. 
  • Tăng cân.
  • Tóc dễ gãy rụng, móng tay giòn. 

Về sức khỏe

  • Bốc hỏa.
  • Đổ mồ hôi đêm. 
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. 
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Trầm cảm.
  • Loãng xương.
  • Đau đầu, giảm trí nhớ. 
  • Thay đổi nồng độ cholesterol.
dấu hiệu của tiền mãn kinh là gì
Bốc hỏa là một trong những triệu chứng thường gặp khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh

Về sinh lý

  • Khô âm đạo, đau rát khi quan hệ
  • Ham muốn tình dục giảm, khó đạt khoái cảm khi quan hệ.
  • Giảm khả năng sinh sản.
Có thể bạn quan tâm

2. Tiền mãn kinh có dễ thụ thai không? Tỉ lệ là bao nhiêu?

Các chuyên gia nhận định, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ không dễ dàng thụ thai. Số liệu thống kê cho thấy, phụ nữ tuổi 30 có khoảng 20% cơ hội thụ thai trong bất kỳ thời gian nào, nhưng đến tuổi 40, cơ hội giảm xuống chỉ còn 5% và 45 tuổi là 1%. 

Nguyên nhân là do từ sau tuổi 30, quá trình lão hóa tự nhiên, cộng hưởng với yếu tố tác động như gánh nặng gia đình, căng thẳng kéo dài, ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng không lành mạnh… đồng loạt tổng tấn công, khiến hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, kéo theo sự trồi sụt bất thường của bộ 3 nội tiết tố nữ quan trọng Estrogen, Testosterone và Progesterone. 

Tiền mãn kinh có dễ thụ thai không
Xác suất để mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh là tương đối thấp

Sự xáo trộn nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường (dài hơn, ngắn hơn hoặc mất kinh nguyệt trong một thời gian). Đồng thời, thời kỳ hoàng thể ngắn hơn, dẫn tới nội mạc tử cung tăng sản, cản trở quá trình mang thai. Trong thời gian dài trứng không rụng sẽ dẫn đến sự mất cân bằng về các nội tiết tố, điều này giảm cơ hội thụ thai tự nhiên.

Chưa kể, thiếu hụt Estrogen khiến lớp nội mạc tử cung giảm đi. Trong khi đó, thừa Estrogen nhưng thiếu Progesterone dẫn tới nội mạc tử cung bị quá sản. Cả hai trường hợp đều ảnh hưởng tới khả năng mang thai của phụ nữ do lúc này, cơ chế làm tổ và nuôi dưỡng phôi thai bị giảm sút. 

Như vậy, đối với câu hỏi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh có dễ thụ thai không? Câu trả lời chính là RẤT ÍT KHẢ NĂNG. Tuy nhiên, rất ít không có nghĩa là không có. Nhiều trường hợp phụ nữ tiền mãn kinh có thể mang thai bởi buồng trứng còn hoạt động, dẫn tới một vài nang trứng chín và rụng bất chợt. Nếu quan hệ đúng thời điểm này, quá trình thụ thai có thể thành công. 

3. Những rủi ro khi phụ nữ mang thai ở giai đoạn tiền mãn kinh

Mang thai trong thời kỳ tiền mãn kinh tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe cho người mẹ và thai nhi, cụ thể:

  • Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. 
  • Mang thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo. 
  • Suy giảm chức năng tử cung, khiến thai phụ không thể sinh thường. Tuy nhiên, nếu sinh mổ thì khả năng biến chứng sau thai kỳ là rất cao. 
  • Do trong giai đoạn tiền mãn kinh, các nang noãn bắt đầu biến đổi về yếu tố di truyền nên trẻ sinh ra dễ bị rối loạn di truyền, có nguy cơ mắc hội chứng Down. 
  • Khả năng sảy thai ở phụ nữ tiền mãn kinh cao hơn phụ nữ trẻ tuổi. 
  • Nguy cơ trẻ sinh non, thai lưu, dị tật bẩm sinh hoặc bất thường nhiễm sắc thể tăng lên nhiều hơn. 

4. Phụ nữ cần làm gì nếu vẫn muốn mang thai ở giai đoạn tiền mãn kinh?

Để quá trình mang thai ở thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra an toàn, chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ để thực hiện xét nghiệm sàng lọc như khám vùng chậu, chụp X-quang tuyến vú, xét nghiệm PAP, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Đây là những xét nghiệm quan trọng giúp bác sĩ phát hiện yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng tới quá trình mang thai của bạn.

phụ nữ tiền mãn kinh muốn có thai nên làm gì
Nếu mang thai ở tuổi tiền mãn kinh, chị em nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát những yếu tố nguy cơ

Trong lối sống hằng ngày, chị em nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh: ngủ đủ giấc và đúng giờ, hạn chế thức khuya, tăng cường vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc ngồi thiền, để nâng cao sức khỏe tổng thể và ổn định chỉ số khối cơ thể (BMI).

Ngoài ra, phụ nữ không nên quá căng thẳng. Hãy thư giãn tâm trí bằng các hoạt động đọc sách, nghe nhạc, xem chương trình giải trí hoặc tâm sự với gia đình, bạn bè. Nếu mang thai ở tuổi tiền mãn kinh, chị em nên bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe thai kỳ. Điển hình như:

  • Thực phẩm giàu Axit Folic như bí đao, nấm, ớt chuông, các loại đậu, mùi tây, thịt bò, xà lách, rau diếp cá… giúp tăng sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu và dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 
  • Thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, hàu, đậu xanh, hạt lanh, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, cải xoăn… giúp phòng ngừa nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. 
  • Thực phẩm giàu Canxi như sữa và chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá thu, hạt vừng, củ cải đường… cần thiết cho quá trình kiến tạo hệ xương và răng vững chắc cho trẻ. 

5. Nếu muốn tránh thai, phụ nữ tiền mãn kinh có thể áp dụng những cách nào?

Để không mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ có thể áp dụng 5 phương pháp sau:

Sử dụng thuốc: Thuốc tránh thai nội tiết đường uống như thuốc ngừa thai phối hợp Estrogen – Progesterone hoặc thuốc ngừa thai Progesterone đơn thuần. Ngoài ra, chị em có thể dùng thuốc tránh thai nội tiết ở dạng thuốc tiêm, miếng dán hoặc vòng âm đạo. 

Dụng cụ tử cung có hoặc không chứa nội tiết tố: Trong 3 – 6 tháng đầu sử dụng, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng ra máu, hành kinh nhiều và đau bụng hơn. 

Triệt sản: Thực hiện thắt ống dẫn trứng, cắt ống dẫn trứng ở nữ giới hoặc thắt ống dẫn tinh ở nam giới.

Phương pháp barrier: Đây là phương pháp sử dụng màng ngăn, thuốc diệt tinh trùng, bao cao su để giảm cơ hội mang thai tự nhiên. Nếu áp dụng đúng cách, có thể đạt 95 – 98% hiệu quả ngừa thai. 

Kế hoạch gia đình (phương pháp nhịp sinh học): Đây là phương pháp không được khuyến cáo cho phụ nữ tiền mãn kinh vì chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến quá trình dự đoán rụng trứng trở nên khó khăn. Cách an toàn để ngừa thai cho phái nữ đó là sử dụng bao cao su khi quan hệ. 

dùng thuốc tránh thai tiền mãn kinh
Để không mang thai tuổi tiền mãn kinh, bạn có thể dùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, uống thuốc tránh thai thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố, đặc biệt ở tuổi tiền mãn kinh-mãn kinh

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi phụ nữ tiền mãn kinh có dễ thụ thai không mà bạn có thể tham khảo. Nhìn chung, thời kỳ tiền mãn kinh khó đem đến cơ hội mang thai cho phụ nữ. Bởi sự rối loạn nội tiết tố khi hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, đã ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý của chị em.

Nếu có ý định mang thai ở tuổi tiền mãn kinh, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chuẩn bị kế hoạch mang thai an toàn. 

Mặt khác, để vượt qua nhẹ nhàng thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh đầy giông bão, chị em nên bổ sung nhiều thảo dược quý tốt cho sức khỏe, điển hình như Lepidium Meyenii trong sản phẩm Angela Gold.

Nhiều nghiên cứu ở Mỹ và Úc cho thấy, thảo dược quý Lepidium Meyenii giúp tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, cân chỉnh và kích thích cơ thể tự sản sinh nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu tự nhiên.

Từ đó, cải thiện hiệu quả vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý – sinh sản như giảm ham muốn, khô âm đạo, khó đạt khoái cảm, tăng khả năng có con và điều hòa kinh nguyệt ổn định. 

Tham khảo thêm công dụng, thành phần và cách sử dụng viên uống Angela Gold NGAY TẠI ĐÂY!

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ