TOP 10 nguyên nhân chậm, trễ kinh và cách khắc phục hiệu quả

Chậm kinh là vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Bởi đây không chỉ là dấu hiệu để nhận biết có thai hay không mà còn cảnh báo sức khỏe sinh sản đang gặp vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những nguyên nhân gây chậm, trễ kinh để chủ động phòng tránh và chữa trị kịp thời.

1. Chậm, trễ kinh là gì? 

Chậm kinh (hay trễ kinh) là hiện tượng kinh nguyệt bất thường, đến chậm hơn so với các kỳ kinh trước. Theo đó, nếu quá 35 ngày tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh của chu kỳ trước mà vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt thì đây là báo hiệu bạn đã bị trễ kinh.

Xem thêm các chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp:

2. Tổng hợp 10 nguyên nhân trễ kinh thường gặp nhất

Với lối sống hiện đại, nhiều bận rộn, áp lực, căng thẳng… tình trạng trễ kinh nguyệt dường như ngày càng trở nên phổ biến. Điều này khiến không ít chị em băn khoăn trễ kinh có sao không? Có thể nói, kinh nguyệt là “tấm gương” phản chiếu tình trạng sức khỏe của cơ quan sinh sản cũng như toàn bộ cơ thể của người phụ nữ. Do đó, nếu bị trễ kinh nguyệt chị em cần phải xác định chính xác nguyên nhân để kịp thời khắc phục và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra.

Dưới đây là một số nguyên nhân trễ kinh thường gặp nhất:

2.1 Rối loạn nội tiết tố

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có mối liên hệ chặt chẽ với  hệ thống nội tiết trong cơ thể. Khi hoạt động hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bị suy yếu, làm giảm sản xuất bộ 3 nội tiết tố nữ Estrogen – Progesterone – Testosterone sẽ gây ra rối loạn nội tiết. Lúc này, người phụ nữ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng kinh nguyệt bất thường như kỳ kinh lúc dài lúc ngắn, đau bụng kinh, rong huyết…

2.2 Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu mang thai

Một trong những nguyên nhân gây chậm kinh đó là do mang thai. Nếu trước đó, chị em có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ thì khả năng trễ kinh do mang thai là rất cao. Bởi quá trình trứng được thụ tinh và làm tổ ở tử cung sẽ làm cho lớp niêm mạc không bong ra. Chính vì vậy, trong suốt thời gian mang thai người phụ nữ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt.

2.3. Vận động quá sức là nguyên nhân chậm kinh

Không ít chị em vì muốn lấy lại vóc dáng nhanh chóng mà đã luyện tập thể dục với cường độ cao. Điều này khiến cơ thể hao hụt lượng lớn calo, dẫn đến việc sản xuất Estrogen bị suy giảm. Vì vậy, phụ nữ khó có thể duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

2.4 Chậm kinh nguyên nhân do tăng hoặc giảm cân quá mức

Nhiều nghiên cứu cho biết, cân nặng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, những người tăng giảm cân đột ngột do ăn nhiều hay ăn kiêng có thể làm thay đổi hormone cơ thể, bao gồm cả hormone sinh dục nữ, từ đó gây hiện tượng chậm kinh.

2.5 Do căng thẳng kéo dài

Stress, căng thẳng trong thời gian dài khiến các hormone nội tiết mất cân bằng, làm trễ kinh nguyệt. Cụ thể, stress tác động đến vùng dưới đồi, làm tăng nồng độ hormone Cortisol (hormone gây ra trạng thái căng thẳng). Từ đó, làm trì hoãn việc rụng trứng, vòng kinh lúc này có thể kéo dài hơn so với bình thường.

2.6 Sử dụng các chất kích thích là nguyên nhân trễ kinh nguyệt thường gặp

Việc sử dụng rượu bia thường xuyên là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hormone nội tiết tố nữ gây chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt. Không chỉ vậy, thói quen hút thuốc lá cũng được xem là nguyên nhân trễ kinh ở phụ nữ. Bởi chất nicotine trong thuốc lá có thể làm giảm cung cấp oxy tới khu vực xương chậu và ảnh hưởng đến lớp nội mạc tử cung, khiến quá trình rụng trứng bị cản trở dẫn đến chậm kinh.

2.7 Trễ kinh nguyệt do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, một số loại thuốc sau làm thay đổi nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, làm chậm kinh bao gồm: thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm cân, steroid và liệu pháp thay thế hormone.

2.8 Mãn kinh sớm

Độ tuổi mãn kinh trung bình của người phụ nữ là khoảng 45 – 50. Tuy nhiên, nếu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, lúc sớm lúc muộn, lượng máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường, thậm chí mất kinh và xuất hiện trước 40 tuổi thì có thể kết luận bạn đã bị mãn kinh sớm. Mặt khác, bên cạnh hiện tượng chậm kinh thì mãn kinh sớm còn khiến phụ nữ đối mặt với các triệu chứng như: bốc hỏa, khô hạn, mất ngủ, dễ cáu gắt, lão hóa da…

2.9 Mắc các vấn đề về tuyến giáp 

Tuyến giáp là một trong những cơ quan có nhiệm vụ kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Vì vậy, nếu tuyến giáp gặp trục trặc, bất thường như suy giáp, cường giáp,… thì tình trạng kinh nguyệt không đều là vấn đề không thể tránh khỏi.

2.10 Chậm kinh nguyên nhân do mắc các bệnh phụ khoa

Nhiều người thắc mắc “Chậm kinh có sao không? Đây có phải là bệnh không?”. Theo đó, khi gặp phải tình trạng này, các chị em nên cẩn trọng bởi nguyên nhân gây chậm, trễ kinh có thể là do đang mắc phải một số bệnh lý phụ khoa. Bệnh lý có thể ở cơ quan sinh dục trên và cả cơ quan sinh dục dưới, đặc biệt là tại tử cung, cổ tử cung, âm đạo, âm hộ… Nếu để lâu ngày mà không có biện pháp điều trị sẽ dẫn đến nhiều di chứng có hại cho sức khỏe.

3. Trễ kinh có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, nếu chị em bị trễ kinh kéo dài nhưng không do mang thai thì dù là nguyên nhân nào cũng đều là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề. Nếu chị em chủ quan, để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý, sức khỏe và mối quan hệ vợ chồng:

3.1 Về sức khỏe

Chậm, trễ kinh có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp tử cung,… làm cho chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau bụng dưới. Thêm vào đó, bệnh có nguy cơ gây viêm nhiễm lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể như đường tiết niệu, bàng quang… 

3.2 Về khả năng sinh sản

Kinh nguyệt là yếu tố liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, khi bị trễ kinh chị em khó xác định được thời điểm rụng trứng khiến cơ hội thụ thai bị suy giảm. Đồng thời, các bệnh phụ khoa nếu không điều trị kịp thời rất dễ chuyển biến thành bệnh ác tính và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

3.3 Về quan hệ tình cảm

Nếu kinh nguyệt không đều là do rối loạn nội tiết tố, phụ nữ còn dễ gặp phải tình trạng khô âm đạo, giảm ham muốn, khó đạt được cực khoái, dẫn đến người bạn đời nghi ngờ, thường xuyên cãi vã, lâu dần dẫn đến chán nản, rạn nứt tình cảm.

4. Các cách chữa trễ kinh nguyệt hiệu quả

4.1. Thăm khám phụ khoa định kỳ

Các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục nữ rất nguy hiểm. Vì thế, dù chưa xuất hiện tình trạng chậm, trễ kinh thì chị em vẫn nên giữ thói quen thăm khám phụ khoa từ 1 – 2 lần/năm để giúp phát hiện sớm những vấn đề vùng kín, tránh nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn về sau.

4.2. Duy trì cân nặng ổn định với chế độ ăn uống khoa học

Để giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, chị em nên cân bằng dinh dưỡng giữa protein, carbohydrate, chất béo và vitamin với thực đơn khoa học. Bổ sung các loại rau củ chứa nhiều sắt và khoáng chất như cà rốt, súp lơ, bí đỏ,… và các loại trái cây chứa Estrogen như quả chà là, dưa leo… nhằm hỗ trợ điều trị kinh nguyệt ổn định trở lại.

4.3. Cân bằng lối sống, công việc và nghỉ ngơi

Một số yếu tố lối sống, chẳng hạn như thức khuya, uống nhiều rượu bia, stress, căng thẳng trong công việc,… đều có thể gây ra chậm kinh. Do đó, bạn cần phải cân bằng công việc, giải trí và nghỉ ngơi bằng các hoạt động ngoài trời, nghe nhạc hay trò chuyện với bạn bè để giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ.

4.4. Tập luyện với cường độ vừa phải

Vận động quá sức là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh. Chính vì thế, để điều hòa kinh nguyệt ổn định trở lại, bạn nên tập luyện với cường độ vừa phải, thử các bài tập yoga, thiền hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Ngoài ra, để tránh gây chảy máu và đau bụng nhiều hơn, bạn lưu ý không nên thực hiện các bài tập có cường độ cao như yoga chổng ngược vào những ngày hành kinh.

>>> Khám phá ngay: Bài tập Kegel dành riêng cho phái nữ

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ