Khám phá TOP 5 cách chữa rong kinh đơn giản tại nhà

Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài bất thường ở nữ giới, thường xảy ra ở tuổi dậy thì, sau sinh hoặc tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh. Đây là tín hiệu cảnh báo nhiều trục trặc về sức khỏe, chị em nên chủ động tìm cách khắc phục sớm để tránh những tác hại nguy hiểm. Dưới đây là TOP 5 cách chữa rong kinh tại nhà đơn giản mà chị em có thể tham khảo. 

1. Rong kinh là gì? Có nguy hiểm không?

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài bất thường trên 7 ngày, với lượng máu tiết ra có thể nhiều hoặc ít. Đây cũng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, cần được khám sớm để điều trị kịp thời.

Vậy, trường hợp bị rong kinh kéo dài 1 tháng có nguy hiểm không? 

Trên thực tế, kinh nguyệt kéo dài và xảy ra nhiều tháng là dấu hiệu bất thường cảnh báo cơ thể đang gặp phải các trục trặc về sức khỏe. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính với các triệu chứng: mệt mỏi, khó thở, kém tập trung, giảm khả năng lao động hoặc mắc bệnh nhiễm trùng.

Ngoài ra, kinh nguyệt kéo dài còn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Các vi khuẩn có thể lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và lên vòi trứng, gây viêm phần phụ và thậm chí vô sinh sau này. 

2. Nguyên nhân dẫn đến rong kinh       

Có nhiều nguyên nhân gây rong kinh, bao gồm: 

2.1 Rong kinh cơ năng

Rong kinh cơ năng chủ yếu do mất cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể với biểu hiện rõ nét ở tuổi dậy thì, sau khi sinh và thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. 

Rong kinh tuổi dậy thì

Trong hai năm đầu tiên sau khi bắt đầu hành kinh, nữ giới có thể gặp phải tình trạng rong huyết. Do lúc này, hoạt động của buồng trứng, tử cung và nội tiết tố chưa hoàn thiện. Vì thế, chu kỳ kinh nguyệt trở nên mất ổn định và ra máu kéo dài. 

Rong kinh sau sinh

Sau khi sinh con, tuyến yên tự động tăng sản xuất nội tiết tố Prolactin nhằm kích thích tuyến sữa, tạo sữa mẹ cho con bú. Sự gia tăng Prolactin quá mức là “thủ phạm” khiến Estrogen và Testosterone suy giảm, dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Các nội tiết tố bị xáo trộn khiến lớp niêm mạc tử cung ngày càng dày lên, thời gian bong tróc lâu hơn gây ra hiện tượng xuất huyết kéo dài khi kinh nguyệt xảy đến. 

Rong kinh ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh

Theo thời gian, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động, kéo theo sự trồi sụt bất thường của bộ ba nội tiết tố nữ quan trọng là Estrogen, Progesterone và Testosterone. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn, điển hình như kinh nguyệt thưa dần, ra máu kéo dài và nhiều hơn. 

Dù là thời điểm nào thì nội tiết tố đều giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Do đó, để cải thiện rong kinh hiệu quả, chị em cần áp dụng biện pháp điều hòa nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể, bằng cách ổn định hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng.

2.2 Rong kinh thực thể

Rong kinh còn xuất phát từ tình trạng tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như viêm nội mạc tử cung, polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…Lúc này, chị em cần gặp bác sĩ phụ khoa ngay để được tư vấn và chỉ định biện pháp điều trị thích hợp, giảm các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản về sau. 

2.3 Các yếu tố nguy cơ khác

Nguyên nhân dẫn đến rong kinh còn bao gồm các yếu tố khác: 

  • Lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, dẫn đến thay đổi nội tiết tố và khiến kinh nguyệt kéo dài.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.
  • Tác dụng phụ của thuốc, bao gồm thuốc chống viêm, thuốc nội tiết tố như Estrogen và Progestin, thuốc chống đông máu như Warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc Enoxaparin (Lovenox), khiến kinh nguyệt ra nhiều và diễn ra trong nhiều ngày.
  • Các bệnh lý như bệnh gan hoặc thận có thể liên quan tới rong kinh.
  • Rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh von Willebrand (thiếu yếu tố đông máu), có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường. 

3. Các cách chữa rong kinh tại nhà 

Khi xuất hiện dấu hiệu rong kinh, chị em nên thăm khám sớm. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các kỹ thuật y tế như siêu âm, thử pap, sinh thiết nội mạc tử cung, nong nạo tử cung, soi ổ bụng hoặc chụp tử cung vòi trứng để xác định chính xác nguyên nhân gây rong kinh. 

Tùy vào mỗi nguyên nhân cụ thể mà sẽ có cách chữa rong kinh tại nhà phù hợp. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến, giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài:

3.1 Bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống

Để hạn chế suy nhược trong những ngày hành kinh, chị em nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau: 

  • Thực phẩm giàu chất sắt thịt đỏ, gan, hải sản, trái cây sấy, các loại hạt… giúp bổ sung máu, giảm tình trạng mệt mỏi và chóng mặt trong chu kỳ nguyệt san. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông đỏ, bông cải xanh, khoai tây, đu đủ, cà chua… để tăng cường hấp thụ chất sắt. 
  • Thực phẩm giàu axit béo Omega – 3 giúp giảm đau, cải thiện rối loạn kinh nguyệt như cá thu, cá hồi, hàu, cá trích, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó…
  • Thực phẩm giàu vitamin B6 như sữa và chế phẩm từ sữa, cá hồi, trứng, thịt bò, cà rốt… có tác dụng điều tiết lưu lượng máu kinh, sản xuất tế bào máu mới, từ đó giảm nguy cơ thiếu máu do rong kinh. 

3.2 Dùng thuốc Tây chữa rong kinh

Rong kinh có thể được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc sắt: Nếu kinh nguyệt ra nhiều gây thiếu máu thì phụ nữ nên bổ sung sắt, để hỗ trợ vận chuyển oxy, giảm triệu chứng mệt mỏi.
  • Ibuprofen: Giảm đau bụng kinh, điều tiết lưu lượng máu kinh.
  • Thuốc tránh thai: Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm lượng máu kinh.
  • Liệu pháp hormone thay thế (bao gồm duy nhất Estrogen hoặc kết hợp cả Estrogen và Progestin): Hỗ trợ bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài nhằm cải thiện tình trạng rong kinh do rối loạn nội tiết tố gây ra.
  • Thuốc xịt mũi Desmopressin: Dùng để cầm máu rong kinh, trong trường hợp mắc phải chứng rối loạn chảy máu như bệnh von Willebrand.
  • Thuốc có tác dụng cầm máu (Axit Tranexamic): Giảm chảy máu kinh nguyệt từ 29% – 58% bằng cách giảm hóa lỏng máu bị vón cục từ các tiểu động mạch trong nội mạc tử cung.

Mặc dù các loại thuốc trên hỗ trợ cải thiện rong kinh, song chị em không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tự ý dùng thuốc sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Cụ thể, thuốc chứa Axit Tranexamic khiến người dùng đau đầu, mệt mỏi, thiếu máu hoặc đau cơ khớp khi dùng quá liều; liệu pháp hormone thay thế tăng nguy cơ ung thư vú, đột quỵ, thuyên tắc tĩnh mạch, thiếu máu cơ tim, buồn nôn hoặc nôn, da đổi màu…

Cách tốt nhất để hạn chế nguy hại là bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian điều trị và thường xuyên tái khám định kỳ, để tầm soát các dấu hiệu bất thường xảy ra. 

3.3 Dùng các bài thuốc Đông y 

Uống thuốc Đông y là một trong những cách chữa rong kinh tại nhà được nhiều chị em áp dụng. Các bài thuốc Đông y như trung ích khí, quy tỳ thang, kinh địa thang, cố bản chỉ băng thang, ôn bổ thận dương… có thể hỗ trợ giảm đau bụng kinh, cải thiện rong huyết nhiều không dứt. 

Sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền cần hết sức cẩn trọng để không làm nguy hại cho sức khỏe. Lời khuyên của bác sĩ khi uống thuốc Đông y chữa rong kinh là:

  • Hãy đến các bệnh viện y học cổ truyền uy tín, có giấy phép hành nghề của cơ quan thẩm quyền để được khám, tư vấn và bắt mạch cẩn thận. Tránh tình trạng cho người nhà cắt thuốc hộ.
  • Mỗi bài thuốc đều mang đến công dụng khác nhau nên cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để lựa chọn thang thuốc phù hợp, đạt hiệu quả cao.
  • Đảm bảo thang thuốc y học cổ truyền có đơn thuốc kèm theo.
  • Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, cần ngưng dùng thuốc và đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.

3.4 Tích cực nghỉ ngơi

Trong những ngày “đèn đỏ”, chị em nên chú ý sinh hoạt lành mạnh, giữ sức khỏe bằng cách nghỉ ngơi điều độ, vận động vừa sức và hạn chế căng thẳng kéo dài. Đây cũng là biện pháp tự nhiên giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định, giảm triệu chứng khó chịu do rong kinh gây ra. 

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ