TOP 4 nguyên nhân đổ mồ hôi đêm phổ biến ở phụ nữ

Nhiều chị em chia sẻ, hiện tượng đổ mồ hôi về đêm khiến cơ thể cảm thấy bức bối, khó ngủ và hay thức giấc. Để khắc phục tình trạng này, cần tìm hiểu đâu là nguyên nhân đổ mồ hôi đêm.

Đổ mồ hôi đêm là hiện tượng cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều quá mức, có thể làm ướt sũng quần áo và ga trải giường, xảy ra do phòng ngủ quá nóng, mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp nhiều chăn khi ngủ. Ngoài điều kiện ngoại cảnh thì tình trạng này còn xuất phát từ nhiều lý do khác. Dưới đây là 5 nguyên nhân đổ mồ hôi đêm mà bạn cần biết.

1. Do rối loạn nội tiết tố

1.1 Khi mang thai

Các chuyên gia cho biết, tình trạng đổ mồ hôi đêm ở phụ nữ mang thai xuất phát từ sự thay đổi hormone trong cơ thể. Theo đó, nồng độ Estrogen và Progesterone tăng giảm đột ngột khiến khu vực não bộ điều khiển mức thân nhiệt bị ảnh hưởng, từ đó cơ thể tự động làm mát bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi hơn.

thay đổi nội tiết tố khi mang thai
Thay đổi nội tiết khi mang thai là nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng thân nhiệt, đổ nhiều mồ hôi

1.2 Khi sau sinh

Sau khi sinh bị đổ mồ hôi đêm là một hiện tượng bình thường, có thể kéo dài trong 6 tuần. Nguyên nhân được xác định là do tuyến yên tăng sản xuất hormone Prolactin nhằm kích thích tuyến sữa, tạo sữa mẹ cho con bú. Sự gia tăng của Prolactin khiến nồng độ Estrogen sụt giảm đáng kể, dẫn tới cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

Ngoài ra, tình trạng tăng tiết mồ hôi có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe như lo lắng, căng thẳng khi làm mẹ hoặc do tuyến giáp tăng hoạt động quá mức.

1.3 Thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinhmãn kinh, hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bị suy yếu, kéo theo sự xáo trộn bộ ba nội tiết tố quan trọng Estrogen, Progesterone và Testosterone, đã gây ra hàng loạt các vấn đề bất ổn như rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo, mất ngủ, cáu gắt… Không chỉ vậy, tình trạng này còn khiến chị em phải đối mặt với các cơn bốc hỏa đi kèm đổ mồ hôi đêm.

Nguyên nhân là do sự mất cân bằng nội tiết tố đã làm ảnh hưởng lên quá trình truyền tín hiệu đến trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi của não, khiến vùng này hiểu lầm là nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, dẫn tới cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng tiết mồ hôi nhằm xoa dịu cơn bốc hỏa.

2. Đổ mồ hôi khi bị hạ đường huyết

Nguyên nhân đổ mồ hôi đêm tiếp theo là do lượng đường huyết thấp (dưới 70mg/dL). Hiện tượng này hay xuất hiện vào ban đêm, khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng run rẩy, chóng mặt hoặc đổ mồ hôi làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngoài ra, triệu chứng này còn xảy ra tương tự ở những người đang sử dụng Insulin hoặc các thuốc trị tiểu đường (hạ đường huyết) như Clorpropamid, Tolbutamid, Glibenclamid, Glipizid… 

nguyên nhân đổ mồ hôi ở nữ giới
Tụt đường huyết có nguy cơ cao gây đổ mồ hôi đột ngột bất kể thời tiết nóng hay lạnh

3. Do mắc một số bệnh lý

3.1 Các bệnh lý nhiễm trùng 

Nếu bạn không biết nguyên nhân đổ mồ hôi đêm xảy ra do đâu thì hãy thử quan sát những triệu chứng đi kèm với cơn đổ mồ hôi, bao gồm run rẩy, ớn lạnh, tiêu chảy, sụt cân không rõ nguyên nhân… Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý nhiễm trùng như bệnh lao, lao phổi, nhiễm khuẩn như viêm nội tâm mạc (viêm van tim), viêm tủy xương (viêm xương), áp-xe… 

3.2 Bệnh ung thư

Ngoại trừ các dấu hiệu cơ bản như xuất huyết không rõ nguyên nhân, xuất hiện khối u hay bướu thì bệnh ung thư có thể nhận biết dựa trên tình trạng đổ mồ hôi đêm. Trong đó, ung thư máu thể Lymphoma là căn bệnh thường gặp nhất, với triệu chứng điển hình là sưng hạch, sốt, sụt cân và đổ mồ hôi đêm.

4. Tác dụng phụ của thuốc gây đổ mồ hôi đêm

Một số loại thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ là đổ mồ hôi đêm. Điển hình như thuốc chống trầm cảm có cơ chế làm thay đổi nồng độ các dẫn truyền thần kinh tới não, dẫn đến tiết nhiều mồ hôi. Ngoài ra, còn có các loại thuốc hạ sốt không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen hay nhóm thuốc đặc trị opioids, tamoxifen… có thể gây ra hiện tượng tương tự. 

Nhìn chung, hiện tượng đổ mồ hôi đêm bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Tùy theo mỗi nguyên nhân cụ thể mà sẽ có phương pháp cải thiện phù hợp. Nếu do điều kiện môi trường hoặc ngoại cảnh thì chị em nên giữ cơ thể mát mẻ bằng cách sử dụng quạt, điều hòa hoặc mở cửa sổ khi ngủ; lựa chọn trang phục chất liệu vải cotton mỏng nhẹ, thoáng mát; uống nhiều nước và bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Nếu hiện tượng đổ mồ hôi đêm do rối loạn nội tiết tố gây ra thì phái đẹp cần chăm sóc và duy trì hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, cân chỉnh bộ 3 nội tiết tố nữ (Estrogen, Progesterone, Testosterone) bằng sản phẩm đường uống từ thiên nhiên.

Nhiều công trình nghiên cứu tại Mỹ, Úc đã chứng minh, thảo dược quý Lepidium Meyenii (trong sản phẩm Angela Gold) có tác động tích cực lên hệ trục “vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, giúp cơ thể tự sản xuất bộ 3 nội tiết tố nữ theo đúng và đủ nhu cầu. Từ đó, cân chỉnh toàn bộ nội tiết tố nữ, cải thiện hiệu quả chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, cáu gắt, mất ngủ, giảm ham muốn, khô âm đạo… 

Ngoài ra, Angela Gold còn chứa P. Leucotomos cùng các tinh chất quý khác, có tác dụng bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền của da, nhờ vậy mà sản phẩm được ví như bí quyết “vàng” giúp làm chậm quá trình lão hóa, giữ da luôn săn chắc và mềm mịn.

angela gold giá bao nhiêu
Angela Gold là liệu pháp nuôi dưỡng thanh xuân của người phụ nữ giúp các nàng luôn tràn đầy sức sống, tự tin, tươi trẻ và ngọt ngào

Với 2 viên Angela Gold mỗi ngày, giờ đây tình trạng đổ mồ hôi đêm không còn là nỗi ám ảnh của chị em. 

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ