Nám da: Tổng hợp những điều cần biết

Nám da xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài lẫn bên trong như ánh nắng mặt trời, nhiễm độc mỹ phẩm, dinh dưỡng không hợp lý… và đặc biệt là sự xáo trộn nội tiết tố nữ sau tuổi 30. Mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe, song da mặt bị nám vô tình tạo thành nỗi ám ảnh, khiến chị em kém sắc, “gieo rắc” tự ti và lo lắng cho phái đẹp. Vậy khi bị nám da, chị em nên làm gì để cải thiện? 

1. Nám da là gì?

Nám là một dạng rối loạn tăng sắc tố da, xảy ra do Melanin (loại sắc tố quyết định màu da, tóc và mắt của con người) gia tăng quá mức, dẫn đến hình thành những đốm sẫm màu trên da. Kết quả nghiên cứu của Mỹ cho thấy, nám thường hiện diện ở các vị trí trung tâm như gò má, phía trên của môi, vùng trán, mũi và cằm (63%), xuất hiện ở hai bên má (21%) và ở vùng quai hàm (16%). 

Ngoài ra, nám còn tồn tại ở những vùng da dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như cánh tay hay vùng cổ. Biểu hiện đặc trưng là các đốm, mảng có màu nâu, xám nâu hoặc hơi thâm vàng trên da. Kích thước của nám không nhất định nhưng thường lớn hơn đồi mồi và tàn nhang. 

Nám da xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là phụ nữ ngoài 30, phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh bởi đây là những đối tượng dễ bị rối loạn nội tiết tố. Tình trạng nám da còn liên quan đến yếu tố địa lý, chủng tộc và màu da. Điều này thể hiện qua tỷ lệ nám ở phụ nữ châu Á, da màu cao hơn so với phụ nữ da trắng, người châu Âu.

biểu hiện đặc trưng của nám
Biểu hiện đặc trưng của nám là các đốm, mảng có màu nâu, xám nâu hoặc hơi thâm vàng trên da

2. Phân loại và dấu hiệu của nám da 

Về biểu hiện lâm sàng, nám da được chia thành 3 loại:

2.1 Nám mảng (Nám thượng bì)

Đây là loại nám nông, khu trú ở lớp biểu bì, nhạt màu, xuất hiện trên trán và hai bên má. Nám mảng hình thành do nhiều yếu tố, trong đó ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu kích thích sản sinh sắc tố Melanin, khiến da sạm nám, xỉn màu. Nám mảng có thể điều trị dứt điểm nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp và bảo vệ da trước tác động của tia UV. 

2.2 Nám chân sâu (Nám bì)

Là loại nám ăn sâu đến lớp bì của da, có hình dạng đốm nâu sẫm màu, kích thước không đồng đều, to nhỏ xen lẫn. Khi soi đèn dễ nhận thấy vị trí trung tâm tập trung nhiều tế bào sắc tố hơn. Nám chân sâu xuất hiện đối xứng ở hai bên gò má, đôi khi ở vùng thái dương, trán hay cánh tay. Các chuyên gia gọi nám chân sâu là nám nội tiết do xuất phát từ sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Nám chân sâu không điều trị kịp thời dễ lan sang các vùng da lân cận khác. 

2.3 Nám hỗn hợp

Đây là loại nám kết hợp cả nám mảng và nám chân sâu. Nám hỗn hợp có màu sắc khá đậm, tối màu và khó điều trị, đòi hỏi phải áp dụng nhiều phương pháp chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

nám da được chia thành ba loại
Dựa trên những dấu hiệu nhận biết khác nhau, nám được chia thành ba loại là nám mảng, nám chân sâu và nám hỗn hợp

3. Nám da được chẩn đoán như thế nào?

Các bác sĩ tiến hành quan sát vùng da bị tổn thương để chẩn đoán tình trạng nám. Trong một số trường hợp, bác sĩ sử dụng đèn Wood – một dụng cụ chuyên biệt tại phòng khám nhằm nhận biết chuẩn xác mức độ sạm nám trên da. 

Đối với trường hợp nám nghiêm trọng, bác sĩ chỉ định bạn thực hiện thủ thuật sinh thiết da. Đây là phương pháp tương đối đơn giản, lấy một mẫu da có kích thước từ 2-5mm để đem đi xét nghiệm nhằm chẩn đoán các rối loạn về da hoặc ung thư da. 

4. Những nguyên nhân gây ra nám da

Tùy theo từng nguyên nhân mà sẽ có cách chăm sóc da mặt bị nám khác nhau. Theo đó, nám da xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau:

4.1 Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 

Ánh nắng mặt trời là “kẻ hủy diệt” nguy hiểm nhất của làn da. Bởi đây là thủ phạm khiến da xuống sắc, lão hóa nghiêm trọng. Ánh nắng mặt trời tỏa ra 3 loại tia cực tím: Tia UVA, UVB và UVC. Trong đó, tia UVC không ảnh hưởng tới da do đã bị tầng ozone của bầu khí quyển Trái Đất ngăn chặn.  

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tia UVA (chiếm 95% tia cực tím) khi xuyên vào trong da, kích thích sản sinh men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs, từ đó làm đứt gãy các Protein dạng sợi (Collagen, Elastin, Laminin, Fibronectin) và tiêu hủy phân tử giữ nước Proteoglycans. Hậu quả là cấu trúc nền của da bị suy yếu, xuất hiện hàng loạt những dấu hiệu lão hóa sớm như da khô ráp, đàn hồi kém, nếp nhăn trên khuôn mặt, khiến người phụ nữ trông già hơn tuổi thật. 

Tia UVB tác động trực tiếp đến lớp thượng bì của da, thúc đẩy hình thành sắc tố Melanin. Melanin được sản sinh quá mức là nguyên nhân gây ra tình trạng sạm nám, xỉn màu, cháy nắng và các tổn thương da khác.

nguyên nhân hình thành sạm nám
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nám, sạm và các vấn đề lão hóa da

4.2 Sự thay đổi nội tiết tố

Khi bước sang ngưỡng cửa tuổi 30, tác động của quá trình lão hóa tự nhiên, cộng hưởng cùng các yếu tố âm thầm như căng thẳng, hóa chất độc hại, ô nhiễm, dinh dưỡng không hợp lý… đồng thời tổng tấn công, khiến hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, kéo theo sự rối loạn nội tiết tố nữ trong cơ thể. Các nội tiết tố bị xáo trộn khiến hormone MSH (hormone sản sinh Melanin dưới da) mất kiểm soát, dẫn đến Melanin tăng sản xuất và gây ra nám da.

Bên cạnh đó, những triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinhmãn kinh do rối loạn nội tiết tố gây ra như bốc hỏa, mất ngủ, lo âu… còn thúc đẩy sản xuất men tiêu hủy MMPs, tiếp tục tấn công và phá hủy cấu trúc nền, khiến da mỏng yếu, chùng nhão, dễ bắt nắng và sạm nám. Như vậy, phụ nữ sau tuổi 30, đặc biệt là phụ nữ đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh là đối tượng rất dễ bị nám da do mất cân bằng nội tiết tố. 

4.3 Nhiễm độc mỹ phẩm 

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, khiến chị em gặp phải tình trạng kích ứng, ngứa da, viêm đỏ và phát ban. Cùng với đó, trên thị trường xuất hiện nhiều mỹ phẩm làm trắng da, chứa các thành phần độc hại như thủy ngân, Hydroquinone, Corticoid với hàm lượng cao.

Đây là những hoạt chất có tác động nguy hiểm lên da: triệt tiêu sắc tố Melanin dễ gây rối loạn sắc tố da, phá hủy lớp da bên ngoài, bào mòn da, để lộ lớp da non trắng tái bên trong, gây teo da. Lớp da bị hư tổn này vô cùng mỏng yếu nên dễ bị tia cực tím tấn công, dẫn tới tình trạng nám và các vấn đề da liễu khác. 

4.4 Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với làn da. Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng và chống lại các dấu hiệu lão hóa. Ngược lại, thói quen ăn uống không lành mạnh như tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, đồ chiên xào, dầu mỡ, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… kích thích sản xuất sắc tố Melanin dưới da, khiến da sạm nám, xỉn màu, thiếu sức sống.

thực phẩm không lành mạnh có thể gây nám
Tiêu thụ nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, các chất kích thích… dẫn đến sắc tố Melanin tăng sản xuất và hình thành nám da

> Có thể bạn quan tâm: Ăn gì để đẹp da, chống lão hoá?

5. Điều trị nám da như thế nào?  

5.1 Trị nám bằng mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên 

Cách trị da bị nám bằng mặt nạ thiên nhiên là xu hướng làm đẹp phổ biến, được nhiều chị em truyền tai nhau thực hiện. Một số nguyên liệu được cho là cải thiện nám da bao gồm quả mâm xôi, quả dứa, lô hội, nước cốt chanh, khoai tây, sữa chua… Cơ chế hoạt động của mặt nạ tự nhiên là cung cấp các dưỡng chất cần thiết (chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, axit hữu cơ) giúp duy trì độ ẩm, giảm khô da tạm thời, tạo cảm giác da mềm mại, ẩm mượt sau mỗi lần đắp. 

Mặc dù lành tính và dễ áp dụng, song chị em cần hiểu rằng mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên chỉ tác động đến lớp thượng bì của da, không thể đi sâu vào lớp da bên trong. Vì vậy, hiệu quả đạt được không rõ rệt và lâu dài. Với các nguyên liệu dễ gây kích ứng (nha đam, chanh tươi…), bạn cần thoa một lượng nhỏ lên da trước khi đắp để kiểm tra liệu da có phản ứng bất thường nào không. 

5.2 Điều trị chuyên sâu

Nhằm giúp phái đẹp lấy lại làn da căng sáng và mịn màng, nhiều công nghệ trị nám chuyên sâu như điều trị siêu mài mòn da, lột da hóa học, chiếu tia laser… được ra đời. Đây là những phương pháp giúp cải thiện nám da ở nhiều cấp độ khác nhau, qua đó mang đến làn da căng sáng cho phái nữ. 

Trước khi thực hiện các liệu pháp thẩm mỹ, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp để đảm bảo liệu trình trị nám an toàn, chuẩn mực, không gây tổn thương da. Trường hợp gặp phải các phản ứng phụ kéo dài, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc da mặt đúng cách.

cách điều trị nám da chuyên sâu
Liệu pháp laser là một trong những kỹ thuật điều trị nám, song tiềm ẩn nhiều rủi ro cho da

5.3 Dùng thuốc bôi trị nám chuyên dụng

Với nám da ở lớp thượng bì, một trong những giải pháp phổ biến là sử dụng các kem bôi trị nám chứa hàm lượng an toàn thành phần Hydroquinone. Với nồng độ an toàn của Hydroquinone là 2 – 5%  có tác dụng giảm sắc tố, làm mờ đốm nâu trên da. Nếu lạm dụng, thuốc bôi khiến da kích ứng, viêm da tiếp xúc, tăng sắc tố sau viêm.

Do vậy, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Liều khởi đầu nên ở mức thấp (2%), thoa mỏng 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ từ 2 -7 ngày. Sau đó, tăng lên sử dụng 2 lần mỗi ngày, kéo dài từ 3 – 6 tháng để đạt được hiệu quả tốt (khoảng 80%). 

Trường hợp nám da do mụn trứng cá, chị em có thể dùng kem bôi chứa Axit Azelaic. Đây là một axit có tác dụng cải thiện nám da, tạo cảm giác da sáng và đều màu. Tuy nhiên, Axit Azelaic cần lưu ý dùng đúng liều, đúng thời gian điều trị (khoảng 24 tuần) để hạn chế những phản ứng phụ như ngứa da và bỏng rát. 

5.4 Sử dụng thuốc uống trị nám kê đơn

Ngoài thuốc bôi trị nám, bạn có thể sử dụng thuốc uống trị nám có kê toa và chứa những hoạt chất như Axit Retinoic, Vitamin C, L – Cystine, Axit Tranexamic. Đây là những thành phần có công dụng giảm sắc tố Melanin hình thành sẵn trên bề mặt da, qua đó giúp làm mờ sạm nám và cải thiện làn da sáng mịn cho phụ nữ. 

Các trường hợp sử dụng thuốc trị nám kê đơn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh lạm dụng vì thuốc tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dùng. Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường và kéo dài trong quá trình sử dụng, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được trợ giúp kịp thời.

thuốc uống trị nám kê đơn
Sử dụng thuốc uống trị nám kê đơn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh những nguy hại cho sức khỏe

5.5 Sử dụng viên uống hỗ trợ trị nám

Nếu xét nguyên nhân gây nám da như một tảng băng thì “phần nổi” là sự tác động của các yếu tố bên ngoài như ánh nắng, stress, hoá chất…, còn “phần chìm” là sự rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể. Do đó, để làm mờ nám da hiệu quả bền vững và an toàn, phái đẹp nên hướng đến các sản phẩm đường uống, có cơ chế tác động trực tiếp và đồng thời hai quá trình: bảo vệ và nuôi dưỡng cấu trúc nền trước tác nhân bên ngoài, đồng thời điều hòa nội tiết tố. 

Sau nhiều năm nghiên cứu bí quyết làm đẹp da danh tiếng từ các quốc gia trên thế giới, các nhà khoa học đã phát triển thành công sản phẩm Women’s Ginseng Angela Gold – Khởi nguồn của sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp với “bộ đôi” tinh chất quý: 

  • Tinh chất P. Leucotomos – “Kem chống nắng đường uống”: Có khả năng chống tia UVA gấp 3 lần và gấp 10 lần với tia UVB, đồng thời trung hòa các chất gây hại giúp da giảm sạm nám. Hơn nữa, P. Leucotomos còn mang đến công dụng bảo vệ cấu trúc nền của da nhờ cơ chế giảm hoạt động của men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs, kích thích sản xuất Protein dạng sợi và phân tử giữ nước Proteoglycans, nhờ đó giúp giảm khô, nhăn da, nuôi dưỡng làn da săn chắc, căng tràn sức sống cho phái nữ.
  • Thảo dược Lepidium Meyenii – Ổn định nội tiết, bí quyết mờ nám: Được chứng minh có công dụng chăm sóc tốt hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, giúp ổn định nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể. Qua đó, giúp cải thiện tình trạng nám da do rối loạn nội tiết tố gây ra, làm chậm lão hóa, duy trì nét đẹp thanh xuân tươi trẻ cho chị em.

Angela Gold được kiểm chứng về tính hiệu quả và an toàn với thể trạng phụ nữ Việt Nam, giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, tăng cường sức khỏe toàn thân và đảo ngược quá trình lão hóa, giúp phái đẹp thăng hạng nhan sắc, tự tin tỏa sáng với làn da căng sáng và khí sắc rạng ngời.

angela gold cải thiện hiệu quả tình trạng nám da
Với công thức độc đáo chứa tinh chất P. Leucotomos và thảo dược quý Lepidium Meyenii, Angela Gold là bí quyết đẹp da, mờ sạm nám, đẩy lùi lão hóa và lưu giữ thanh xuân cho chị em

6. Những thắc mắc thường gặp về nám da

6.1 Vì sao nữ giới dễ bị nám hơn nam giới?

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 3% dân số bị nám da. Trong đó, tỷ lệ nữ giới bị nám chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân gây nám da chủ yếu là do:

Thay đổi nội tiết tố

Ở phụ nữ, sự rối loạn nội tiết tố diễn ra ở nữ nhiều hơn so với nam giới. Điển hình là phái đẹp phải trải qua quá trình mang thai, sinh nở hoặc bước vào độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh. Đây đều là những giai đoạn nội tiết tố trong cơ thể thay đổi và gây ra các vấn đề về da. 

> Tìm hiểu về sạm nám sau sinh và cách điều trị hiệu quả: XEM NGAY.

Lượng Collagen giảm

Theo nghiên cứu, phái mạnh chỉ mất khoảng 1% Collagen mỗi năm sau tuổi 30, trong khi phụ nữ từ sau tuổi 25 trở đi giảm khoảng 1 – 1,5% lượng Collagen/năm. Điều này cũng lý giải vì sao phái đẹp thường xuyên gặp phải các vấn đề về nám và lão hóa da khi lượng Collagen giảm đi. 

Độ dày của da

Nhiều nghiên cứu cho thấy da của nam giới có độ dày gấp 7 lần nữ giới. Vì vậy, làn da của phái mạnh ít chịu ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời, dẫn tới Melanin giảm sản xuất và hạn chế hình thành nám da. Ngược lại, ở phụ nữ, do cấu trúc da mỏng hơn và phải chịu tác động của quá trình lão hóa tự nhiên nên da dễ bị bào mòn và bắt nắng. Điều này cũng lý giải vì sao nám da thường có nguy cơ cao hơn đối với phụ nữ ở lứa tuổi trung niên.

Tác động của mỹ phẩm

Nhu cầu làm đẹp của nữ giới thường cao hơn nam giới. Vì vậy, làn da của phụ nữ dễ chịu tổn thương khi sử dụng liên tục nhiều loại mỹ phẩm hoặc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, trôi nổi hoặc không phù hợp với da. Ngoài ra, cách làm sạch da, tẩy tế bào chết hoặc massage không đúng cách có thể khiến da bị tổn thương, dễ bị tia UV tấn công và hình thành sạm nám.

phụ nữ dễ gặp nám da hơn nam giới
Phái đẹp thường đối mặt với các vấn đề về nám da do ảnh hưởng bởi tình trạng rối loạn nội tiết tố nhiều hơn nam giới

6.2 Bị nám da nên ăn gì và không nên ăn gì?

Làn da đẹp, mịn màng bắt nguồn rất lớn từ cách chúng ta ăn uống. Dưới đây là gợi ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho làn da bị nám: 

Thực phẩm nên bổ sung

  • Thực phẩm giàu Selen như măng tây, hành tây, tỏi, trứng, cá, tôm, sò biển, gan… giúp ngăn ngừa quá trình hình thành nám, làm chậm lão hóa da. 
  • Các trái cây giàu Vitamin C như táo, cam, bưởi, quýt, lê, thanh long, cà chua, chanh… có công dụng giảm hình thành sắc tố, hỗ trợ làm mờ đốm nâu, thâm nám trên da.
  • Thực phẩm giàu Vitamin E như lúa mì, dầu vừng, các loại đậu, quả bơ, rau chân vịt… giúp hạn chế sự hình thành nám da. 

Thực phẩm nên tránh

Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, các thức ăn nhanh, đồ chiên rán, dầu mỡ, nhiều đường… vì đây là những thực phẩm thúc đẩy quá trình lão hóa, làm các vết nám trở nên đậm màu hơn. 

Làn da căng sáng và không tì vết sạm nám là niềm tự hào, giúp mang lại sự tự tin và tươi trẻ cho người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sở hữu làn da đẹp tự nhiên. Đặc biệt, nám là vấn đề da phổ biến ở nhiều chị em khi bước sang tuổi 30. Bên cạnh áp dụng các phương pháp chăm sóc da mặt bị nám từ bên ngoài, phái đẹp nên kết hợp sử dụng viên uống thiên nhiên trị nám từ bên trong như Angela Gold. Đây là biện pháp vừa an toàn vừa bền vững vì cơ chế giải quyết từ gốc vấn đề, giúp chị em xinh đẹp, bảo trì nhan sắc lâu dài theo thời gian. 

Bài viết cùng chủ đề

Angela Gold sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ