Kinh nguyệt ra nhiều là hiện tượng khiến nhiều chị em lo lắng và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Vậy máu kinh ra nhiều bất thường là như thế nào, có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung
1. Khi nào máu kinh ra nhiều được xem là bất thường?
Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì được xem là kinh nguyệt ra nhiều bất thường:
- Máu kinh ra nhiều, thấm ướt băng vệ sinh, phải thay băng khi chưa đầy 1 giờ.
- Thay băng vệ sinh nhiều lần trong nhiều giờ liên tiếp.
- Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
- Máu kinh chứa nhiều cục máu đông lớn, chiếm hơn ¼ thể tích.
- Đau liên tục ở phần dưới dạ dày.
- Cơ thể mệt mỏi, hay khó thở.

Tìm hiểu thêm về các chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp:
- Không có kinh nguyệt là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
- Kinh nguyệt màu đen có phải là hiện tượng bất thường?
- Top 10 nguyên nhân chậm, trễ kinh mà bạn cần biết
2. Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không?
Máu kinh ra nhiều là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe bất thường, cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi khi mất đi lượng máu lớn, phụ nữ dễ bị thiếu máu, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra nhiều
Máu kinh ra nhiều bất thường xuất phát từ 4 yếu tố: rối loạn nội tiết tố, tử cung, sử dụng thuốc và các bệnh rối loạn khác.
3.1. Rối loạn nội tiết tố
Đối với phái đẹp, nội tiết tố nữ (do hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng chỉ huy và sản xuất) được ví như “nguồn nhựa sống”, giúp cân bằng sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.
Thế nhưng theo thời gian, tác động của quá trình lão hóa tự nhiên, cộng hưởng với yếu tố khác (căng thẳng, ô nhiễm, hóa chất độc hại) đồng loạt tổng tấn công, khiến hệ trục suy giảm hoạt động, kéo theo sự xáo trộn bộ 3 nội tiết tố quan trọng là Estrogen, Progesterone và Testosterone. Kết quả là chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, dẫn đến lượng máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết tố còn xuất phát từ rối loạn chức năng buồng trứng, béo phì, kháng insulin và các vấn đề tuyến giáp. Vì thế, cần áp dụng biện pháp điều hòa nội tiết tố để cải thiện hiệu quả kinh nguyệt ra nhiều.
3.2. Các vấn đề liên quan đến tử cung
Các vấn đề về tử cung là nguyên nhân khiến hiện tượng kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng. Cụ thể:
- Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung.
- U xơ tử cung, polyp tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Ung thư nội mạc tử cung.
- Sử dụng dụng cụ tránh thai như vòng tránh thai,…
- Sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
3.3 Sử dụng thuốc
Các loại thuốc chống viêm, thuốc nội tiết tố (Estrogen, Progestin), thuốc chống đông máu (Warfarin, Enoxaparin) có thể làm kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài.
3.4 Các bệnh hoặc rối loạn khác
Ngoài những nguyên nhân trên, kinh nguyệt ra nhiều có thể do những bệnh và rối loạn khác gây ra, bao gồm:
- Rối loạn chảy máu như rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh von Willebrand (WWD).
- Bệnh gan, thận hoặc tuyến giáp.
- Bệnh viêm vùng chậu hoặc ung thư.

4. Xét nghiệm chẩn đoán tình trạng kinh nguyệt ra nhiều gồm những gì?
Thông thường, hiện tượng máu kinh ra nhiều được chẩn đoán dựa trên 2 phương pháp sau:
4.1. Thăm hỏi
Đầu tiên, bác sĩ hỏi về tiểu sử sức khỏe để tìm hiểu các bệnh lý từng mắc phải và chu kỳ kinh nguyệt trong những tháng gần nhất như thế nào. Những câu hỏi thường gặp bao gồm:
- Bạn có kinh nguyệt lần đầu tiên lúc bao nhiêu tuổi?
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
- Kinh nguyệt ra nhiều trong bao nhiêu ngày?
- Kinh nguyệt ảnh hưởng tới sinh hoạt như thế nào?
- Người thân trong gia đình có bị ra nhiều máu kinh không?
4.2. Xét nghiệm
Sau khi thăm hỏi, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân chính xác:
- Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu cho thấy tình trạng thiếu máu, cách thức đông máu hoặc các vấn đề về tuyến giáp.
- Xét nghiệm Pap: Đây là phương pháp giúp kiểm tra tế bào cổ tử cung có bị nhiễm trùng hoặc dẫn đến ung thư không.
- Siêu âm: Nhằm kiểm tra hoạt động của mạch máu, mô và các cơ quan.
- Sinh thiết nội mạc tử: Bác sĩ tách một phần mô từ nội mạc tử cung để kiểm tra liệu bạn có bị ung thư, hay cơ thể xuất hiện tế bào nào bất thường không.
Tùy theo tình trạng của người bị kinh nguyệt ra nhiều mà bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm thêm:
- Nội soi tử cung: Cách này kiểm tra xem bạn có bị u xơ, polyp hay những vấn đề khác có thể gây chảy máu nhiều hay không.
- Sonohysterogram: Bác sĩ tiến hành tiêm chất lỏng vào tử cung bằng đường âm đạo và cổ tử cung, nhằm kiểm tra tình trạng niêm mạc tử cung.
- Cắt và nạo (D&C): Cách xét nghiệm được thực hiện bằng cách nạo lớp niêm mạc trong tử cung và kiểm tra xem có yếu tố nào gây chảy máu hay không.
5. Kinh nguyệt ra nhiều phải làm thế nào?
Khi bị cường kinh, bạn nên đi khám để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp, ngăn ngừa nguy hại đến sức khỏe. Dưới đây là 4 phương pháp khắc phục phổ biến:
5.1. Dùng thuốc
Kinh nguyệt ra nhiều uống thuốc gì? Thuốc là giải pháp đầu tiên được nhiều người tìm đến khi xuất hiện dấu hiệu kinh nguyệt bất thường. Cụ thể:
- Ibuprofen: Giảm đau bụng kinh, điều tiết lưu lượng máu kinh.
- Chất sắt: Bổ sung sắt để giảm tình trạng thiếu máu.
- Thuốc tránh thai: Giúp điều hòa chu kỳ nguyệt san và giảm lượng máu kinh.
- Thuốc Desmopressin: Cải thiện kinh nguyệt ra nhiều do rối loạn chảy máu.
- Axit Tranexamic: Đây là một loại thuốc kê đơn, có dạng viên nén và được dùng mỗi tháng khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, nhằm khắc phục máu kinh ra nhiều.
- Chất chủ vận GnRH: Thuốc này giúp giảm u xơ và làm giảm lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng chỉ được dùng trong thời gian ngắn (dưới 6 tháng).
- Liệu pháp hormone: Đây là phương pháp bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài nhằm điều trị cường kinh do xáo trộn nội tiết tố. Tuy nhiên, cần cân nhắc trước khi sử dụng vì liệu pháp tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như đột quỵ, tăng nguy cơ đau tim…
Với phương pháp dùng thuốc, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần có kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ, nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra.

5.2. Thực phẩm
Kinh nguyệt ra nhiều nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tuy không thể giải quyết hoàn toàn tình trạng này, nhưng sẽ giúp bổ sung dưỡng chất để người phụ nữ giảm mệt mỏi. Một số món cháo có thể giúp dưỡng huyết, phù hợp cho người bị thiếu máu trong những ngày “đèn đỏ” như cháo hạt sen và vải, cháo nhân sâm và đỗ tương, cháo cá chép nước hoa đậu răng ngựa, cháo thịt bò nấu cùng cà rốt và rau cần…
> Khám phá ngay: Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì để điều hoà kinh nguyệt
5.3. Thảo dược ổn định nội tiết tố
Bên cạnh uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và dùng thực phẩm bổ dưỡng thì bạn có thể bổ sung viên uống chứa Lepidium Meyenii để cải thiện cường kinh do rối loạn nội tiết tố nữ. Đây là một thảo dược quý, chứa nhiều sterols, axit amino, gluconat, alkaloid, axit béo và chất xơ cần thiết, có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, cân chỉnh và kích thích cơ thể tự sản xuất nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu tự nhiên.
Từ đó sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý của người phụ nữ được cải thiện tốt hơn, cụ thể là chứng rối loạn kinh nguyệt suy giảm, lượng máu kinh không còn bị ra nhiều như trước. Đồng thời, các triệu chứng như giảm ham muốn, khô âm đạo, đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa, mất ngủ… cũng được xoa dịu đáng kể.

Chính vì tác dụng tuyệt vời mà Lepidium Meyenii mang lại, các nhà khoa học đã ứng dụng thành công thảo dược này vào Angela Gold. Theo đó, sản phẩm được chứng minh về tính hiệu quả và an toàn cao cho phụ nữ Việt Nam. Vì vậy, chị em có thể yên tâm dùng Angela Gold lâu dài để tăng cường sức khỏe, tận hưởng cuộc sống hạnh phúc.
Hơn nữa, Angela Gold còn chứa tinh chất P. Leucotomos, giúp bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền của da, giảm nám, ngừa lão hóa, qua đó nuôi dưỡng làn da căng sáng, mịn màng và tươi trẻ.
Xem thêm:
5.4. Phẫu thuật
Phẫu thuật để điều trị kinh nguyệt ra nhiều không dành cho tất cả đối tượng. Với những người bị nhẹ thì không cần phẫu thuật, chỉ điều trị bằng cách dùng thuốc (theo hướng dẫn của bác sĩ) và bổ sung thực phẩm dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu máu kinh ra nhiều bất thường trong thời gian dài có liên quan đến bệnh lý ở tử cung thì lúc này phẫu thuật sẽ được các bác sĩ cân nhắc thực hiện nhằm điều trị tận gốc vấn đề.
Một số phương pháp phẫu thuật hiện nay:
- Phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung: Loại bỏ u xơ nhưng không ảnh hưởng tới tử cung.
- Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE): Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, ngăn các mạch máu chảy đến tử cung và không cho u xơ phát triển.
- Nội soi buồng tử cung: Thực hiện cắt đốt u xơ dưới niêm mạc tử cung.
- Cắt tử cung: Bao gồm phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung, điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung. Sau khi cắt bỏ, người phụ nữ không còn khả năng mang thai và không có kinh nguyệt. Do vậy, đây là cách cuối cùng khi không còn phương án điều trị nào khác.
Kinh nguyệt ra nhiều nếu để lâu có thể dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, khi phát hiện máu kinh ra nhiều, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cần chú ý thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, vận động thể thao và kết hợp dùng Angela Gold mỗi ngày, để điều hòa nội tiết tố, phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.