Chạm ngõ tuổi 30, các dấu hiệu lão hóa da bắt đầu xuất hiện trên khuôn mặt của phái nữ. Trong đó, vùng trán là nơi rất dễ xuất hiện nếp nhăn. Vậy làm thế nào để xóa nếp nhăn trán? Hãy cùng Angela Gold khám phá ngay các phương pháp chăm sóc vùng trán hiệu quả trong bài viết sau.
Nội dung
1. Vì sao bạn lại xuất hiện những nếp nhăn trên trán?
Da vùng trán mất khả năng đàn hồi, nhăn khô, thiếu sức sống khiến người phụ nữ “trông già trước tuổi”. Theo đó, nếp nhăn trên trán xuất phát từ hai nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất, theo thời gian, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, kéo theo sự rối loạn nội tiết tố nữ quan trọng (Estrogen, Progesterone, Testosterone). Đây chính là nguyên nhân gốc rễ đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến da khô sạm, xỉn màu, đàn hồi kém, xuất hiện nếp nhăn trên khuôn mặt và cũng dẫn đến những bất ổn về sức khỏe cũng như đời sống sinh lý.
Thứ hai, dưới quá trình tổng tấn công của các yếu tố như ánh nắng mặt trời, căng thẳng, ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng không hợp lý… các men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs được sản sinh nhiều hơn, dẫn đến cấu trúc nền (bộ khung nâng đỡ của da) bị phá hủy, khiến các Protein dạng sợi (Collagen, Elastin, Fibronectin, Laminin) bị đứt gãy và các phân tử giữ nước Proteoglycans mất tính liên kết. Hậu quả, người phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt những dấu hiệu lão hóa sớm khi vừa bước sang tuổi 30 như da khô sạm, lỏng lẻo, chảy xệ, kém mịn màng, hình thành nếp nhăn thấp thoáng trên khuôn mặt, trán hoặc khóe mắt.
Ngoài ra, nếp nhăn trên trán còn hình thành do các nguyên nhân khác như:
- Thói quen nhăn trán, nhướng mắt, cau mày… khi suy tư, nói cười và biểu lộ cảm xúc là tác nhân gây ra nếp nhăn sâu và khó mờ trên trán.
- Vùng trán không có lớp mỡ đệm nên lão hóa nhanh hơn các vùng da mặt khác.
2. Khám phá TOP 6 cách xóa nếp nhăn trán đơn giản và hiệu quả
Nhằm giúp phái đẹp lưu giữ nét đẹp thanh xuân lâu dài và lấy lại sự tự tin, yêu kiều vốn có, rất nhiều công nghệ xóa nếp nhăn trán ra đời. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện nếp nhăn trên trán phổ biến:
2.1 Tiêm botox
Botox (hay còn gọi là độc tố Onabotulinum A) là một loại độc tố được sản xuất từ vi khuẩn Clostridium botulinum. Trong y khoa, botox được ứng dụng để điều trị co thắt tử cung, hiện tượng ra nhiều mồ hôi (hyperhidrosis), bàng quang hoạt động quá mức, một số bệnh về mắt và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu mãn tính.
Hiện nay, botox còn được dùng trong thẩm mỹ để thư giãn cơ mặt, xóa nếp nhăn vùng trán, mắt, vết chân chim, giữa hai lông mày và các nếp nhăn trên mặt khác. Thông thường, khi tiêm botox ở liều lượng thấp (dưới 1ml), khách hàng hầu như không cảm thấy đau đớn quá mức, chỉ xuất hiện vết chích nhỏ và tự biến mất sau 2-3 ngày. Vùng tiêm hiếm khi sưng đỏ hay bầm tím. Do đó, người dùng có thể yên tâm sinh hoạt bình thường sau điều trị.
Công dụng xóa nếp nhăn, cải thiện làn da căng mịn cho phái nữ bắt đầu phát huy từ ngày thứ 3 và đạt hiệu quả cao chỉ sau 1 – 2 tuần sau khi tiêm botox. Kết quả có thể kéo dài từ 6 – 9 tháng tùy theo liều lượng tiêm.
Tiêm botox chỉ an toàn và hiệu quả khi bạn lựa chọn cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Do botox tồn tại lâu trong cơ thể nên nếu tiêm sai cách, quá liều, thuốc sẽ lan ra các vùng da lân cận, gây sụp mí, trễ mí dưới, lông mày xếch, khô giác mạc (do tuyến lệ bị ức chế). Ở cấp độ nghiêm trọng, botox gây tắc nghẽn mạch máu, tăng nguy cơ hoại tử hay tai biến nguy hiểm cho người dùng.
Thủ thuật này còn tốn kém về chi phí và phải thực hiện nhiều lần mới duy trì hiệu quả lâu dài. Nếu bạn thường xuyên cử động cơ mặt thì công dụng của botox chỉ kéo dài 3 tháng đối với nếp nhăn trên trán, giữa hai chân mày và vết chân chim. Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, khách hàng có bệnh lý về thần kinh cơ, tuyệt đối không được tiêm botox để ngăn ngừa những nguy hại cho sức khỏe.
2.2 Chiếu tia laser
Đây là phương pháp sử dụng chùm tia laser với mức độ khác nhau để tác động vào da, loại bỏ lớp sừng hư tổn và kích thích sản sinh sợi Collagen mới. Khi tế bào da khỏe mạnh được hình thành, làn da của bạn trở nên sắc chắc và mịn màng hơn.
Liệu pháp chiếu tia laser thường được chỉ định cho những người lão hóa da do tuổi tác, xuất hiện nếp nhăn, đàn hồi kém, tăng sắc tố, giãn mạch. Đối với vùng da đang nhiễm trùng cấp tính, người mắc bệnh suy tim, suy hô hấp… lưu ý không thực hiện phương pháp này và cần cẩn thận kiểm tra, tham khảo ý kiến bác sĩ với các trường hợp có cơ địa sẹo lồi, hệ miễn dịch suy yếu hoặc phụ nữ có thai…
Mặc dù mang đến hiệu quả nhanh chóng, song tia laser có thể gây ra một số tác dụng phụ như sưng đỏ và ngứa rát tại vùng điều trị, đôi khi tạo sẹo hoặc đốm trắng do tia laser tác động quá sâu vào da. Lúc này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ da liễu để được hướng dẫn chăm sóc da đúng cách và làm dịu vết sưng.
2.3 Lột da hóa học
Lột da hóa học (thuật ngữ tiếng anh: Chemical peel) là phương pháp trị liệu các vấn đề da như lão hóa, sẹo thâm, mụn, rối loạn tăng sắc tố. Liệu pháp sử dụng các Alpha Hydroxy Acid (AHA) bao gồm Citric Acid, Glycolic Acid, Lactic Acid hoặc Beta Hydroxy Alpha (BHA) như Salicylic Acid để làm tiêu hủy lớp da bên ngoài, kích thích da tái tạo và thay mới, từ đó lộ ra lớp da mới, mịn màng từ bên trong.
Trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu vì lột da hóa học cần được chỉ định đúng loại da, đúng trường hợp để đạt được hiệu quả và an toàn. Cần lưu ý thực hiện tại cơ sở uy tín, đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao để đảm bảo quá trình peel da đúng chuẩn, an toàn, không để lại những biến chứng nghiêm trọng như da kích ứng, viêm đỏ, nhiễm trùng, tạo sẹo, da mỏng đỏ – lộ chỉ máu hoặc tăng sắc tố sau viêm.
2.4 Mặt nạ làm từ nguyên liệu thiên nhiên
Mặt nạ thiên nhiên là loại mặt nạ làm từ trái cây, rau củ, giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết (chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và một số axit lành tính) để nuôi dưỡng làn da. Một số mặt nạ tự nhiên được cho là xóa nếp nhăn trán bao gồm: mặt nạ đu đủ, mặt nạ dầu ô liu, mặt nạ mật ong, mặt nạ cà rốt, mặt nạ trà xanh và sữa chua không đường…
Sở dĩ mặt nạ từ thiên nhiên được phái nữ ưa chuộng vì chi phí thấp, nguyên liệu dễ tìm và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, chị em cần hiểu rằng cơ chế hoạt động của mặt nạ chỉ là duy trì độ ẩm tự nhiên trên bề mặt da, tạo cảm giác da mềm mại sau mỗi lần đắp, còn tác dụng xóa nhăn vùng trán là không đáng kể. Vì vậy, hiệu quả đạt được khá hạn chế, đòi hỏi chị em phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
2.5 Sử dụng kem chống nhăn
Các bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại kem chống nhăn chứa các thành phần như Retinoids, Vitamin C, AHA hoặc BHA, Coenzyme Q10, Peptide, Niacinamide… để xóa nếp nhăn trán, cải thiện làn da trẻ trung và rạng ngời.
Theo nhận định của chuyên gia, các hoạt chất trong kem chống nhăn có kích thước phân tử khá lớn nên không thể vượt qua hàng rào sinh học bên trong để phát huy công dụng. Vì vậy, hiệu quả đạt được ngắn hạn và tạm thời, không tác động trực tiếp đến căn nguyên gây lão hóa.
Trường hợp sử dụng kem chống nhăn, bạn hãy đọc và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để hạn chế tác dụng phụ như da kích ứng, viêm đỏ, nóng rát hay phát ban. Ngoài ra, chị em nên mua kem chống nhăn từ thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với loại da. Không nên sử dụng sản phẩm trôi nổi để tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.
3. Lưu ý để chăm sóc da vùng trán hiệu quả
Ngoài thực hiện các phương pháp xóa nếp nhăn trán, chị em cần chủ động xây dựng chế độ chăm sóc da hợp lý như sau:
3.1 Chống nắng mỗi ngày cho da
- Kiểm soát thời gian phơi nắng: Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khung giờ 10-16h vì đây là thời điểm tia UV hoạt động mạnh, có thể gây cháy da, sạm da và lão hóa nhanh.
- Sử dụng kem chống nắng: Nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 và thông số PA+++ trở lên để ngăn chặn tác hại của tia UVA và UVB. Kem chống nắng chỉ nên thoa một lượng vừa đủ khoảng 20 phút trước khi ra ngoài và thoa nhắc lại sau 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đi bơi hay đổ mồ hôi nhiều.
- Trang bị quần áo chống nắng: Bên cạnh sử dụng kem chống nắng, chị em cần trang bị quần áo rộng, đậm màu, đội mũ rộng vành và kính râm để tăng cường hiệu quả bảo vệ da.
3.2 Điều chỉnh lối sống
Ngủ đủ giấc và đúng giờ (6 – 8 tiếng), kiểm soát căng thẳng và luyện tập thể dục nhẹ nhàng (đi bộ, chạy bộ, tập yoga, thiền) là bí quyết giúp chống lại các vấn đề về tuổi tác, cải thiện làn da sáng mịn, tươi trẻ và rạng ngời cho phái nữ.
3.3 Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng và làn da có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Do đó, để khỏe bên trong – đẹp bên ngoài, chị em cần ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu các dưỡng chất như:
- Chất chống oxy hóa: Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, các thực phẩm rau xanh và trái cây như quả mâm xôi, ớt chuông, quả việt quất, súp lơ, rau chân vịt… có tác dụng chống lại gốc tự do, tăng sản xuất Collagen, giúp da mềm mại và săn chắc từ bên trong.
- Vitamin C: Đây là một vitamin quan trọng giúp kích thích sản sinh Collagen, tái tạo và phục hồi những mô mới, từ đó nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, giảm hình thành nếp nhăn trên trán. Vitamin C hiện diện nhiều trong những thực phẩm như bông cải xanh, cải bruxen, trái cây họ cam quýt, cà chua, khoai tây…
- Vitamin A: Thiếu hụt vitamin A có thể gây khô và bong tróc da, thúc đẩy quá trình lão hóa sớm và suy giảm đề kháng. Vì thế, hãy đặc biệt bổ sung vitamin A từ các thực phẩm như sữa, gan, bơ thực vật, dầu cá… để xóa nếp nhăn trán, duy trì vẻ đẹp thanh xuân.
- Uống nhiều nước: Tập thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tốt nhất là nước lọc) giúp đào thải độc tố, tăng cường trao đổi chất, giúp ngăn ngừa nếp nhăn và giảm thiểu những tác động tiêu cực khác trên da.