Sạm da khiến vẻ ngoài của chị em kém sắc, thiếu sức sống, thậm chí già hơn tuổi. Để khắc phục tình trạng này, rất nhiều thuốc có tác dụng trị sạm da đã ra đời. Vậy sạm da nên uống thuốc gì mới tốt và nhanh hết?
Mục lục
1. Các nguyên nhân gây sạm da
Sạm da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố phổ biến, xuất hiện ở phụ nữ bước qua tuổi 30. Tình trạng sạm da thường đi kèm với khô và nhăn. Nguyên nhân là tia UV từ ánh nắng mặt trời sẽ khiến tế bào sắc tố tăng sản sinh hắc tố, từ đó làm da sạm đen đi và xỉn màu. Đồng thời, tia UV còn làm hư tổn cấu trúc nền (“bộ khung” giúp da căng mọng, đàn hồi, giữ độ ẩm thích hợp), gây ra khô ráp và nhăn nheo.

Bên cạnh đó, sạm da còn là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố. Theo thời gian, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động, dẫn đến sự biến động nội tiết tố trong cơ thể. Các nội tiết tố bị xáo trộn khiến MSH (hormone sản sinh Melanin dưới da) mất kiểm soát, kích thích sản sinh sắc tố Melanin và gây ra sạm nám. Vì thế, những đối tượng dễ bị sạm nám thường là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh.
Một số nguyên nhân khác cũng gây ra sạm da hoặc khiến tình trạng này nặng hơn như di truyền, bẩm sinh, hóa chất, lối sống không lành mạnh, bệnh lý hoặc thuốc điều trị bệnh lý…
2. Phụ nữ bị sạm da nên uống thuốc gì để cải thiện?
2.1 Axit Retinoic
Thuốc chứa Axit Retinoic là một trong những dẫn xuất của vitamin A có ở dạng bôi và dạng uống. Tác dụng của chất này là giảm hình thành sắc tố Melanin thông qua việc ức chế enzyme Tyrosinase. Tuy nhiên, chất này có thể gây khô da, môi, bong vảy, rụng tóc… trong quá trình sử dụng.
2.2 Vitamin E
Vitamin E từ lâu đã được biết đến như một trong những thành phần làm đẹp phổ biến của nhiều chị em. Nguyên nhân là do Vitamin E có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi những tác động tiêu cực của các gốc tự do, làm chậm tiến trình lão hóa… và cải thiện tình trạng sạm nám.
Tuy nhiên, nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng, vitamin E có thể gây các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, xuất huyết… Vì thế, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc uống vitamin E khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
2.3 Vitamin C
Đối với da, vitamin C có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời kích thích mạng lưới Collagen phát triển và hạn chế sắc tố Melanin. Tuy nhiên, thuốc chứa vitamin C cũng có các tác dụng đáng chú ý như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, tăng nguy cơ sỏi thận…
2.4 L-Cystine
Để trả lời cho vấn đề “sạm da nên uống thuốc gì?” thì L-Cystine là gợi ý bạn không nên bỏ qua. Chất này có tác dụng làm mờ sạm nám bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển hóa ở da. Lúc này, Melanin sẽ bị đào thải ra bên ngoài cùng với lớp sừng.
Một số tác dụng khác của L-Cystine được công nhận bao gồm: làm chậm quá trình lão hóa da, tăng độ đàn hồi và giảm đáng kể nếp nhăn, cho da mịn màng và tươi trẻ. Bên cạnh đó thuốc chứa L-Cystine vẫn có thể gây một vài tác dụng phụ, vì vậy chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
2.5 Một số thuốc điều trị sạm nám khác
Ngoài Axit Retinoic, Vitamin E, Vitamin C, L-Cystine… bác sĩ da liễu cũng có thể chỉ định bạn dùng một số loại thuốc điều trị sạm da khác như Cloroquin, Plaquinil, Camoquil… Những loại thuốc này thường dùng 1 viên mỗi ngày trong vòng 1 – 3 tháng. Tuy nhiên, việc sử dụng như thế nào, có cần phối hợp với các loại thuốc khác hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và quyết định của bác sĩ.

Với nguyên liệu quen thuộc, chi phí rẻ, các cách trị sạm da bằng thiên nhiên xưa nay được nhiều chị em áp dụng. Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn 7 cách giúp làm mờ các đốm sạm xỉn màu bằng các nguyên liệu thiên nhiên để lấy…
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị sạm da
Sạm da nên uống thuốc gì là nỗi băn khoăn của nhiều người khi gặp tình trạng này. Thế nhưng đối với thuốc chữa sạm da, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro cho sức khỏe.
Hơn thế nữa, bạn cũng cần lưu ý rằng, mặc dù mang lại hiệu quả, phương pháp trị sạm nám bằng thuốc chỉ khắc phục tình trạng hiện có chứ không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra sạm nám là cấu trúc nền suy yếu và rối loạn nội tiết tố. Vì thế sau quá trình điều trị, bạn vẫn có nguy cơ sạm da trở lại.
Hiện nay, để khắc phục hiệu quả tình trạng sạm nám và các vấn đề kèm theo, phái đẹp nên hướng đến sản phẩm đường uống chiết xuất từ thiên nhiên, có cơ chế tác động trực tiếp và đồng thời hai quá trình: cải thiện cấu trúc nền và giúp nội tiết tố được ổn định trở lại.
Với sự kết hợp của bộ đôi tinh chất P. Leucotomos và Lepidium Meyenii, sản phẩm Women’s Ginseng Angela Gold (*) là câu trả lời dành cho bạn:
- P. Leucotomos: giúp ức chế hoạt động của tế bào sắc tố nhờ trung hoà các chất gây hại, từ đó giảm sạm nám da. Ngoài ra, P. Leucotomos còn tạo ra “lớp chống nắng” từ bên trong, giúp ngăn ngừa tác hại của tia UV, bảo vệ toàn diện cấu trúc nền, cho da căng sáng, mịn màng và tươi trẻ.
- Lepidium Meyenii: có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, từ đó duy trì ổn định nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể, giúp phụ nữ tăng cường sức khỏe, duy trì sắc đẹp và đời sống sinh lý viên mãn.
Xem thêm:
Tư vấn của bác sĩ về Angela Gold
Angela Gold giá bao nhiêu, mua ở đâu thì tốt?
Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy Angela Gold hiệu quả và an toàn với người phụ nữ Việt Nam.

* Sản phẩm khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ sau sinh đã dừng cho con bú.
Trên đây là những giải đáp sạm da nên uống thuốc gì dành cho chị em. Chị em cần lưu ý rằng sạm da gây ra bởi yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế bên cạnh che chắn cẩn thận bên ngoài, chị em cũng cần tác động từ bên trong bằng các biện pháp tự nhiên như uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tăng cường chất xơ… và sử dụng viên uống Angela Gold mỗi ngày để giảm sạm nám hiệu quả, giúp da tươi sáng hơn mỗi ngày.
Nguồn tham khảo:
Melanocyte-Stimulating Hormone (MSH). https://www.hormone.org/your-health-and-hormones/glands-and-hormones-a-to-z/hormones/msh
Sạm da. http://benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-dieu-tri-da-lieu/sam-da.1138.html
Những lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc trị nám, sạm da. https://suckhoedoisong.vn/nhung-luu-y-dac-biet-khi-dung-thuoc-tri-nam-sam-da-n146875.html